In trang: 


Phát triển cây sắn bền vững ở miền Trung

Đăng ngày:12/14/2020 8:39:38 AM bởi admin

Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng các giống sắn mới và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất là rất quan trọng để tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.

Phát triển cây sắn bền vững ở miền Trung

Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng các giống sắn mới và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất là rất quan trọng để tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.

Ngày 2/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễn đài Khuyến nông @ Nông nghiệp với nội dung: “Giải pháp nâng cao năng suất sắn và liên kết tiêu thụ sản phẩm khu vực miền Trung”.

Bệnh chổi rồng trên cây sắn đã gây thiệt hại cho bà con nông dân. Ảnh: L.K.

Bệnh chổi rồng trên cây sắn đã gây thiệt hại cho bà con nông dân. Ảnh: L.K.

Thống kê năm 2019, diện tích trồng sắn của cả nước khoảng gần 520 nghìn ha, đứng thứ 3 về diện tích sau lúa và ngô. Vai trò của cây sắn đã chuyển đổi từ cây lương thực sang cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học có tốc độ phát triển cao trong những năm qua.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sắn cũng như các sản phẩm từ sắn đang tăng cao, ổn định và có thị trường đầu ra tốt. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam năm 2018 đạt 2,4 triệu tấn, giá trị gần 1 tỷ USD.

Tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên đang có diện tích trồng sắn gần 265 nghìn ha, chiếm 50,9% diện tích của cả nước, năng suất trung bình đạt 19,4 tấn/ha. Mặc dù năng suất sắn của vùng này đạt tương đương so với năng suất bình quân chung cả nước nhưng vẫn còn thấp so với tiềm năng của các giống sắn đang canh tác phổ biến như KM94, KM419, KM7…

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp DHNTB, nguyên nhân khiến cho năng suất sắn ở vùng này chưa tương xứng với tiềm năng là do bộ giống sắn phổ biến trong sản xuất chủ yếu là giống KM94 (chiếm 75% diện tích) hiện đang bị nhiễm nặng bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá do virus, rệp sáp bột hồng…

Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng khoáng đa và trung lượng trong đất không đảm bảo yêu cầu cho cây sắn sinh trưởng phát triển trong suốt vụ canh tác. Lý do là vì đại bộ phận nông dân canh tác sắn đều sử dụng phương thức canh tác quảng canh, không bổ sung dinh dưỡng khoáng đa và trung lượng sau mỗi vụ thu hoạch mà chủ yếu tập trung khai thác và bóc lột dinh dưỡng có trong đất.

Việc sử dụng giống mới năng suất, chất lượng và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất sắn sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người canh tác. Ảnh: L.K.

Việc sử dụng giống mới năng suất, chất lượng và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất sắn sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người canh tác. Ảnh: L.K.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: