KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐTDH.10 CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

admin25/02/2016 07:47 AM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây đậu tương có tên khoa học Glycine max (L.)Merrill thuộc họ đậu Fabaceae, đặc điểm của hạt đậu tương là rất giàu protein và lipid, chính vì vậy đậu tương vừa là cây lấy dầu, đồng thời cũng là cây thực phẩm quan trọng cho con người và gia súc. Ngoài ra cây đậu tương còn là cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt và hiện là một trong những cây trồng chủ đạo được đưa vào hệ thống cây trồng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trước đây cây đậu tương được mệnh danh là "Vàng mọc trên đất" đến nay đậu tương vẫn là cây "chiến lược của thời đại" là cây trồng được mọi người quan tâm nhất trong số 2000 loại đậu đỗ khác nhau.

Do đặc thù về khí hậu và đất đai, ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ cây đậu tương được gieo trồng trong vụ đông xuân và hè thu trên các chân đất phù sa ven sông, gò đồi nghèo dinh dưỡng, chủ yếu phát triển trong các loại hình 3 vụ màu/năm hoặc 2 lúa + 1 màu nên yêu cầu thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 90 ngày). Tại Tây nguyên, với tập quán canh tác dựa vào nước trời, 60% diện tích đậu tương được gieo trồng trong vụ 1 và 40% gieo trồng trong vụ 2. do ảnh hưởng của thời tiết và phương thức canh tác, nên trong sản xuất đậu tương cũng gặp hạn ở đầu vụ 1 và cuối vụ gặp mưa tập trung (nếu sử dụng giống có thời gian sinh trưởng dài hơn 90 ngày), do đó, mật độ cây khi thu hoạch thấp và quá trình thu hái khó khăn nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Còn ở vụ 2, đậu tương thường gặp hạn ở thời kỳ phát triển quả và tích lũy chất khô nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng nếu sử dụng giống quá dài ngày và khả năng chịu hạn kém.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên diễn biến thất thường và hiện tượng hạn hán, nắng nóng kéo dài từ đầu vụ đến cuối vụ cũng như số ngày mưa trong năm thay đổi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các diện tích trồng lúa khó khăn nguồn nước tưới, đất nghèo dinh dưỡng năng suất lúa thấp và bấp bênh sang các cây trồng cạn ngắn ngày như đậu tương là tối cần thiết để vừa gia tăng hiệu quả đầu tư, vừa giảm bớt áp lực cho người trồng lúa.

Trong khi đó, bộ giống đậu tương thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng chưa đa dạng về nhóm giống, chủng loại giống mà chủ yếu do người dân tự để giống cho vụ sản xuất sau và chuyền tay nhau, khó kiểm soát được độ thuần và chất lượng hạt giống, trong khi địa phương lại có nhu cầu rất cao khi vào vụ trồng; bên cạnh đó, năng suất của các giống chưa thực sự đột phá và khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường(hạn hán, nắng nóng…) chưa tốt, quy trình kỹ thuật thâm canh cây đậu tương chưa được nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng nhiều vào thực tiễn nên tính hiệu quả trong sản xuất còn thấp.

Do vậy, việc nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương năng suất trên 25 tạ/ha ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và trên 20 tạ/ha ở vùng Tây Nguyên, thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày, có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như hạn hán, nắng nóng và sâu bệnh hại chính, phù hợp với các loại cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng phát triển sản xuất đậu tương ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên theo hướng hàng hóa, bền vững và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

II. NGUỒN GỐC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Nguồn gốc và vật liệu nghiên cứu

Giống đậu tương ĐT12 và DT84 được chọn làm bố mẹ. Trong đó, giống ĐT12 được nhập nội từ Trung Quốc năm 1996, được Trung tâm Nghiên Cứu và phát triển đậu đỗ - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam chọn lọc.  Giống DT84 do Viện Di truyền chọn tạo từ tổ hợp lai ĐH4 x DT80 kết hợp đột biến và được công nhận là giống Quốc gia năm 1995.

2. Nội dung nghiên cứu

Lai tạo và chọn lọc dòng thuần;

Khảo sát, so sánh giống sơ bộ và chính quy;

Đánh giá khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại chính;

Khảo nghiệm đánh giá tính thích nghi ở các vùng sinh thái;

Sản xuất thử nghiệm ở các vùng sinh thái

3. Phương pháp nghiên cứu

Giống đậu tương ĐTDH.10  được tạo ra từ tổ hợp lai ĐT12 x DT84 và chọn lọc dòng theo phương pháp phả hệ qua sơ đồ sau:

Thời vụ

ĐT12 x DT84

Phương pháp lai hữu tính

â

Vụ hè thu năm 2010

F1

Trồng theo hỗn hợp

â

Vụ đông xuân năm 2011

Vụ hè thu 2011

Vụ đông xuân năm 2012

Vụ hè thu 2012

F2

â

F5

Dùng phương pháp phả hệ chọn dòng theo, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất cá thể cao.

â

Vụ Đông xuân năm 2013

F6

Đánh giá và nhân dòng triển vọng

â

Vụ Hè thu năm 2013,2014 và Đông xuân năm 2014,2015

F7, F8

So sánh năng suất

â

Năm 2014-2015

F9, F10...

Khảo nghiệm Quốc gia

Sử dụng phương pháp chọn lọc phả hệ hạ bậc 1 hạt (SSDM - A. Brim, 1966) để chọn lọc làm thuần các dòng lai.

Thí nghiệm khảo sát được bố trí theo khối không lặp lại. Thí nghiệm so sánh giống sơ bộ, chính quy và đánh giá tính thích nghi vùng sinh thái được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, ô cở sở 6 - 24m2.

Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học của Gomez thông qua chương trình Statistix và EXCEL.

Đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng chống chịu với một số đối tượng sâu, bệnh hại và kỹ thuật canh tác áp dụng trong các thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT đối với cây đậu tương.

4. Địa điểm nghiên cứu, khảo nghiệm

Lai hữu tính, chọn lọc dòng (F1 – F5), thí nghiệm đánh giá dòng triển vọng, so sánh giống được thực hiện trên đất phù sa cơ giới nhẹ tại Cơ sở II - Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (tại P. Nhơn Hưng – TX. An Nhơn - Bình Định) trong vụ Đông xuân năm 2014, 2015 và Hè thu năm 2013, 2014. 

Thí nghiệm đánh giá tính thích nghi vùng sinh thái và sản xuất thử nghiệm của giống đậu tương mới được thực hiện trong năm 2013 và 2014 tại Đắk Nông và Quảng Nam.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Một số đặc tính cơ bản của giống bố mẹ

- Giống ĐT12: Nhập nội từ Trung Quốc năm 1996, được Trung tâm Nghiên Cứu và phát triển đậu đỗ - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam chọn lọc. Giống có kiểu hình sinh trưởng hữu hạn. Cây cao 35 - 50 cm, 8 - 13 đốt, phân cành vừa phải, tỷ lệ quả 3 hạt cao, khối lượng 1000 hạt thấp (150 - 160 g), chống chịu sâu bệnh tốt. Thời gian sinh trưởng rất ngắn, dao động 71 – 80 ngày. Năng suất chỉ đạt 18 - 22 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ, chân đất và biện pháp canh tác.

- Giống DT84: Do Viện Di truyền chọn tạo từ tổ hợp lai ĐH4 x DT80 kết hợp đột biến và được công nhận là giống Quốc gia năm 1995. Thời gian sinh trưởng trung bình từ 85 – 90 ngày, chiều cao cây từ 50 - 65 cm, phân cành ít, số quả chắc/cây từ 30 - 35 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao, P1000 hạt 160 - 170g. Năng suất trung bình 23 - 28 tạ/ha. Chống chịu sâu bệnh hại khá tốt.

2. Một số đặc điểm hình thái của giống đậu tương ĐTDH.10

Bảng 1. Đặc điểm hình thái và nông học của giống đậu tương ĐTDH.10

Đặc điểm hình thái

và nông học

ĐT12

ĐTDH.10

DT84

Kiểu sinh trưởng

Hữu hạn

Hữu hạn

Hữu hạn

Màu sắc hoa

Trắng

Tím

Tím

Màu sắc quả

Nâu

Vàng rơm

Vàng

Màu sắc hạt

Vàng

Vàng

Vàng

Màu sắc rốn hạt

Nâu

Nâu đậm

Nâu

Dạng lá

Thuôn bầu

Thuôn bầu

Thuôn bầu

Chiều cao cây(cm)

24,5-62,3

33,2-58,3

41,2-72,6

Số cành/cây

0,6-1,4

0,5-2,1

1,8-2,4

Số quả chắc/cây

28,7-55,6

27,8-56,8

20,2-35,0

Tỷ lệ quả 3 hạt(%)

15,3-33,0

12,1-40,3

27,0-48,5

Khối lượng 1000 hạt(g)

121,9-158,5

162,4-188,1

164,0-190,0

Thời gian sinh trưởng(ngày)

78-82

80-85

82-93

Tính tách quả(cấp 1-5)

1-3

1

1

Tính chống đổ(cấp 1-5)

1

1

1

Giống đậu tương ĐTDH.10  là dòng số 1-3-6-1 của tổ hợp lai ĐT12 x DT84 được lai từ vụ đông xuân năm 2010, đến vụ hè thu năm 2012 chọn được dòng thuần và đặt tên là ĐTDH.10.

Giống đậu tương ĐTDH.10 thuộc kiểu sinh trưởng hữu hạn, dạng hình thân đứng, rất thấp cây, hoa màu tím, lá xanh đậm, dạng lá chét thuôn bầu, vỏ quả màu vàng rơm, hạt vàng, chiều cao cây biến động từ 33,2 - 58,3cm, khối lượng 1000 hạt thuộc loại khá và biến động từ 162,4 -188,1g, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 85 ngày) trong điều kiện vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

3. Kết quả đánh giá sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐTDH.10

3.1. Sinh trưởng và năng suất của các dòng đậu tương triển vọng trong vụ hè thu

Kết quả đánh giá sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng/giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 và 2014 tại An Nhơn- Bình Định được trình bày ở bảng 2 và 3:

Thời gian sinh trưởng của các dòng/giống trồng trong vụ hè thu 2013 đều tương đương hoặc ngắn hơn so với vụ hè thu 2014 từ 3-5 ngày. Vụ hè thu 2013, các dòng/giống có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày và biến động từ 82-88 ngày, trong đó; giống ĐTDH.10 tương đương 2 giống đối chứng MTĐ176 (82 ngày) và ĐT12 (82 ngày); 2 giống ĐN29L và 29 thấp cây dài hơn đối chứng 3 ngày và dòng dài hơn đối chứng 5 ngày là 10-3 tím. Ở vụ hè thu 2014 biến động từ 82-92 ngày, so với đối chứng MTĐ176 (85 ngày) và ĐT12 (82 ngày) thì giống ĐTDH.10 có thời gian sinh trưởng tương đương với MTĐ176 nhưng dài hơn ĐT12 3 ngày, còn 2 giống ĐN29L và 29 thấp cây dài hơn đối chứng MTĐ176 là 5 ngày và ĐT12 là 8 ngày; và dòng 10-3 tím vẫn dài nhất đến 92 ngày. Như vậy, so với các dòng/giống tham gia thí nghiệm thì dòng 10-3 tím có thời gian sinh trưởng dài nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm (88 ngày và 92 ngày), giống ĐTDH.10  là giống đậu tương thuộc nhóm ngắn ngày (nhỏ hơn 85 ngày) trong điều kiện thời tiết vụ hè thu.

Các dòng/ giống đậu tương ở vụ hè thu 2014 phát triển tốt và cao cây hơn trong vụ hè thu 2013, cụ thể là chiều cao cây trong vụ hè thu 2013 dao động từ 52,5-78,2cm, ở vụ hè thu 2014 dao động từ 54,9 - 85,2cm. Qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy dòng 10-3 tím có chiều cao cây cao nhất lần lượt là 78,2 cm và 85,2 cm (vụ hè thu 2013 và 2014); tiếp đến là giống ĐN29L (59,5 cm); còn giống ĐTDH.10 thuộc loại hình thấp cây và ổn định qua 2 vụ hè thu 2013 và 2014 lần lượt là 43,9 cm và 52,4 cm.

Số cành/cây: ở điều kiện thời tiết vụ hè thu, so với các dòng/giống thì giống ĐTDH.10 có khả năng phân cành ít nhất (dưới 1 cành/cây) ở vụ hè thu 2013 và 2014 ( tương ứng 0,1 và 0,5 cành/cây), điều này có nghĩa là có cá thể phân cành hoặc không phân cành. Ở vụ hè thu 2013, giống 29 thấp cây phân cành nhiều nhất (1,3 cành/cây) hơn đối chứng MTĐ176 là 0,5 cành và tương đương với ĐT12 (0,9 cành/cây). Còn ở vụ hè thu 2014, giống đối chứng MTĐ176 (2,6 cành/cây) phân cành nhiều nhất so với các dòng/giống tham gia thí nghiệm, riêng dòng 10-3 tím (2,4 cành/cây) và ĐN29L (2,1 cành/cây) thì đạt số cành/cây tương đương, đồng thời cao hơn đối chứng ĐT12 từ 1,5-1,8 cành (gấp 2,5 - 3 lần).

Xuất phát từ sinh trưởng phát triển của mỗi dòng/giống đậu tương ở vụ hè thu 2014 tốt hơn ở vụ hè thu 2013 nên số quả chắc/cây ở vụ hè thu 2014 cũng nhiều hơn so với vụ hè thu 2013, cụ thể: vụ hè thu 2013 dao động 26,7 - 35,9 quả/cây và dao động 28,3 - 38,3 quả/cây (ở vụ hè thu 2014). Giống ĐN29L đạt số quả chắc cao nhất vượt trội so với đối chứng và các dòng/giống khác ở vụ hè thu 2013. Ở vụ hè thu 2014 thì giống 29 thấp cây (38,3 quả chắc/cây) vượt trội so với 2 đối chứng, các dòng/giống còn lại thì đạt tương đương với 2 đối chứng về giá trị thống kê.

Về khối lượng 1.000 hạt cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống quyết định, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, tuy nhiên vào giai đoạn tích lũy chất khô, vào chắc nếu gặp điều kiện bất lợi như hạn hán, nắng nóng kéo dài và đến cuối vụ thì gặp mưa liên tục cũng như phòng trừ sâu hại không tốt thì quả chín không tập trung, hạt sẽ không được mẩy, dẫn đến khối lượng 1000 bị giảm. Ở vụ hè thu 2013 giữa các giống biến động không  nhiều và có khối lượng 1000 hạt khá cao, dao động từ 171,2 - 188,1g, nhờ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây và đều thu hoạch trước khi gặp mưa ở cuối vụ trồng. Ở vụ hè thu 2014, do gặp mưa ở cuối vụ, bị sâu hại quả nhiều hơn và chín ít tập trung hơn nên khối lượng 1000 hạt của các dòng/giống biến động khá nhiều và đều giảm so với vụ hè thu 2013. Nhìn chung, giống ĐTDH.10 có khối lượng 1000 hạt lớn nhất (188,1g) so với đối chứng MTĐ176 (154,5 g) và ĐT12 (152,7g).

Ở vụ hè thu 2013, năng suất thực thu của giống ĐN29L (30,1tạ/ha) và ĐTDH.10 (29,5 tạ/ha) đạt cao nhất và vượt trội so với đối chứng MTĐ176 (25,7 tạ/ha) là 17,1% và 14,8%, với đối chứng ĐT12 (26,2 tạ/ha) là 14,9% và 12,6%; Dòng 10-3 tím thì đạt tương đương 2 đối chứng; Đối với giống 29 thấp cây thì vượt trội so đối chứng MTĐ176 12,8% và tương đương đối chứng ĐT12. Ở vụ hè thu 2014, năng suất thực thu của giống ĐTDH.10 (35,2 tạ/ha) đạt cao nhất và vượt trội so với 2 đối chứng MTĐ176 và ĐT12 (27,8 tạ/ha) là 26,6%, tiếp đến là giống 29 thấp cây (33,0 tạ/ha) và ĐN29L (31,3 tạ/ha) vượt trội so với 2 đối chứng lần lượt là 17,8 % và 12,6%; giống 10-3 tím (30,2 tạ/ha) tương đương 2 đối chứng về mặt thống kê.

Về mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính và khả năng chống đổ của các dòng/giống đều bị ở mức độ nhẹ trong điều kiện có phòng trừ và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến năng suất (bảng 3). Nhiễm bệnh đốm nâu ở mức trung bình (cấp 5) là  giống ĐN29L tương đương đối chứng MTĐ176 trong vụ hè thu 2014, trong vụ hè thu 2013 chỉ  có dòng 10-3 tím bị nhiễm ở mức độ trung bình (cấp 5), các dòng/giống còn lại và 2 đối chứng đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ (cấp 3). Khả năng chống đổ của các dòng/giống tham gia thí nghiệm đều tốt cả 2 vụ hè thu 2013 và 2014, riêng có dòng 10-3 tím bị đổ nhẹ (cấp 2) so với đối chứng không bị đổ trong vụ hè thu 2013.

Tóm lại, qua đánh giá trong điều kiện thời tiết vụ hè thu năm 2013 và 2014 của vùng Duyên hải Nam Trung bộ cho thấy các giống cho năng suất cao, tương đương hoặc vượt trội có ý nghĩa so với đối chứng, thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày, chống đổ ngã tốt và nhiễm bệnh đốm nâu ở mức độ nhẹ là giống  29 thấp cây và ĐTDH.10 .

3.2. Sinh trưởng và năng suất của các dòng đậu tương triển vọng trong vụ đông xuân

Kết quả theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và mức độ chống chịu của các dòng/giống đậu tương triển vọng trong điều kiện khí hậu vụ đông xuân ở vùng Duyên hải Nam trung bộ được trình bày ở bảng 4 và 5.

Thời gian sinh trưởng giữa các giống thí nghiệm và đối chứng ở vụ đông xuân 2014 đều tương đương hoặc cao hơn vụ đông xuân 2015 từ 2 - 3 ngày. 3 dòng/giống ổn định thời gian sinh trưởng qua 2 vụ thí nghiệm là dòng 10-3 tím (90 ngày), 29 thấp cây (85 ngày) và ĐTDH.10 (82 ngày). Riêng giống ĐN29L thì có 88 ngày ở vụ đông xuân 2015 và dài hơn vụ đông xuân 2014 là 3 ngày. Trong các dòng/giống chỉ có giống ĐTDH.10 có thời gian sinh trương ngắn nhất, tương đương đối chứng ĐT ở vụ đông xuân 2015 và ngắn hơn đối chứng MTĐ176 là 3 ngày, còn vụ đông xuân 2014 thì dài hơn ĐT12 là 2 ngày nhưng ngắn hơn đối chứng MTĐ176 1 ngày.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây, điều kiện thời tiết vụ đông xuân 2014 thì gặp mưa rải rác, nhiệt độ lạnh và trời âm u nhiều hơn vụ đông xuân 2015  nên khả năng quang hợp của cây bị giảm, do đó khả năng phân cành của các dòng/giống đều thấp hơn so với vụ đông xuân 2015. Dòng 10-3 tím phân cành nhiều nhất ở cả 2 vụ thí nghiệm và vượt trội so với 2 đối chứng, còn giống ĐTDH.10(1,3 cành/cây) tương đương 2 đối chứng ở vụ đông xuân 2014 nhưng ở vụ đông xuân 2015 thì ít hơn đối chứng MTĐ176 0,7 cành/cây và tương đương đối chứng ĐT12(1,7 cành/cây). Các giống còn lại đều tương đương với 2 đối chứng, riêng giống ĐN29L ở vụ đông xuân 2014 thì cao hơn đối chứng ĐT12 0,6 cành/cây.

Do ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết mà chiều cao cây của các dòng/giống và đối chứng ở vụ đông xuân đều thấp hơn ở vụ hè thu và chỉ dao động trong khoảng từ 33,6-56,8cm ở cả 2 vụ thí nghiệm. Ở vụ đông xuân 2014, dòng 10-3 tím cao nhất(56,7cm) vượt trội so với các giống khác và 2 đối chứng, giống ĐTDH.10 tương đương MTĐ176 nhưng thấp hơn ĐT12, 2 giống còn lại thì tương đương cả 2 đối chứng. Tương tự, ở vụ đông xuân 2015 thì dòng 10-3 tím vẫn cao cây nhất(56,8 cm) vượt trội so với các giống khác và với đối chứng, trong khi đó thấp cây nhất là giống ĐTDH.10(36,8 cm); các giống còn lại thì tương đương với 2 đối chứng.

Các dòng/giống có số quả chắc/cây ở 2 vụ biến động không nhiều và tương đương với đối chứng ĐT, chỉ có 2 dòng/giống vượt trội so với đối chứng MTĐ176 là 10-3 tím và giống ĐTDH.10 ở vụ đông xuân 2014; còn ở vụ đông xuân 2015 thì các dòng/giống đều vượt trội so với đối chứng MTĐ176.

Khối lượng 1000 hạt giữa các dòng/giống biến động rất lớn và đều đạt cao hơn 2 đối chứng MTĐ176 và ĐT12. So với các dòng/giống thí nghiệm thì dòng 10-3 tím và giống ĐTDH.10 thuộc dạng hình hạt lớn, còn giống ĐN29L và 29 thấp cây thuộc dạng hình hạt trung bình đến khá.

Năng suất thực thu của các dòng/giống trong vụ đông xuân 2014 dao động từ 24,5-32,3 tạ/ha và từ 25,1-31,0 tạ/ha ở vụ đông xuân 2015 và giống đối chứng MTĐ176 và ĐT12 đều cho năng suất thấp nhất so với các dòng/giống khác ở cả 2 vụ thí nghiệm. Ở vụ đông xuân 2014 các dòng đều đạt vượt trội so với đối chứng, dòng 10-3 tím(32,3 tạ/ha) thì đạt năng suất cao nhất có ý nghĩa thống kê so với các dòng/giống khác và với 2 đối chứng và tăng hơn đối chứng MTĐ176(24,5 tạ/ha) là 31,8% và ĐT12 (25,9 tạ/ha) là 24,7%. Còn ở vụ đông xuân 2015 thì cả 4 dòng/giống thí nghiệm đều cao hơn có ý nghĩa so với 2 đối chứng, chỉ riêng giống ĐN29L thì tương đương đối chứng ĐT; 3 dòng/giống 10-3 tím, 29 thấp cây, ĐTDH.10 đạt năng suất cao nhất từ 30,5-31,0 tạ/ha và tăng so với  đối chứng MTĐ176 là từ 21,0-23,5% và với ĐT12 từ 12,4-16,1%. Như vậy, ở trong điều kiện thời tiết vụ đông xuân thì dòng 10-3 tím và giống ĐTDH.10 luôn phát huy tiềm năng về năng suất tốt nhất.

Bên cạnh đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của mỗi giống thì qua bảng 5 cho thấy mức độ nhiễm bệnh đốm nâu ở các dòng/giống thí nghiệm đều ở mức độ nhẹ(cấp 3), riêng giống 29 thấp cây bị nhiễm nặng hơn ở vụ đông xuân 2015 và cao hơn đối chứng ĐT12(cấp 3) và tương đương đối chứng MTĐ176(cấp 5). Trong điều kiện có phòng trừ sâu hại thì mức độ bị sâu cuốn lá và sâu đục quả gây hại đều ở mức thấp không ảnh hưởng đến năng suất của giống; do chiều cao cây của các dòng/giống đều ở mức thấp đến trung bình nên khả năng chống đổ rất tốt không bị đổ ngã trong điều kiện thời tiết vụ đông xuân.

3.3. Đánh giá chung

Kết quả đánh giá tại An Nhơn- Bình Định trong 4 vụ liên tục cho thấy, năng suất giống đậu tương ĐTDH.10  đạt từ 29,5-31,5 tạ/ha, qua 4 vụ đạt bình quân 30,6 tạ/ha, cao hơn so với các dòng/giống thí nghiệm. Giống ĐTDH.10 luôn đạt năng suất  tương đương hoặc cao hơn có ý nhĩa thống kê so với giống đối chứng MTĐ176 từ 13,3-26,5% và ĐT12 từ 12,6-19,7% . Bên cạnh ưu điểm về năng suất, thời gian sinh trưởng rất ngắn, chỉ dao động từ 82-85 ngày, tương đương hoặc thấp hơn so đối chứng MTĐ176; mức độ nhiễm sâu bệnh hại cũng ở mức độ nhẹ và thấp hơn giống MTĐ176 và tương đương giống ĐT12. Bên cạnh đó, giống ĐTDH.10 rất cứng cây chống đổ ngã tốt, phân cành vừa phải nên dễ tăng mật độ và thích hợp trong các mô hình trồng xen canh.

Dòng 10-3 tím đạt năng suất rất cao, dao động 27,2-32,3 tạ/ha, bình quân năng suất  qua 4 vụ là 30,2 tạ/ha, luôn tương đương so với đối chứng ở vụ hè thu hoặc cao hơn đối chứng MTĐ176 từ 23,5-31,8% và so với ĐT12 từ 16,1-24,7% ở vụ đông xuân. Như vậy, dòng 10-3 tím chỉ phát huy tiềm năng năng suất ở điều kiện thời tiết vụ đông xuân. Bên cạnh đó, thời gian sinh trưởng cũng khá dài so với đối chứng, dao động từ 88-92 ngày; mức độ chống chịu sâu bệnh hại cũng kém hơn so với đối chứng ĐT12 và tương đương với MTĐ176; khả năng chống đỗ ngã khá.


Bảng 2. Tình hình sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương triển vọng trong vụ hè thu

Dòng/giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành/cây (cành)

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 1000 hạt (gam)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

ĐN29L

85

90

59,5b

73,1b

0,7b

2,1ab

35,9a

30,2b

172,8

168,8

30,7a

31,3b

MTĐ176 (đc)

82

85

66,0b

73,4ab

0,7b

2,6a

28,1bc

28,3b

176,4

154,5

25,7c

27,8a

ĐT12 (đc)

82

82

52,5c

54,9cd

0,9ab

0,6c

27,6bc

29,0b

171,2

152,7

26,2bc

27,8a

29 thấp cây

85

90

55,9c

64,5bc

1,3a

1,9b

30,5b

38,3a

179,1

168,3

29,0ab

33,0bc

10-3 tím

88

92

78,2a

85,2a

0,9ab

2,4ab

26,7c

31,8ab

177,0

177,6

27,2abc

30,2ab

ĐTDH.10

82

85

43,9d

52,4d

0,1c

0,5c

28,8bc

34,8ab

188,1

170,6

29,5a

35,2c

CV%

7,76

9,29

34,94

19,4

6,44

11,15

6,36

6,1

LSD5%

8,61

11,43

0,52

0,58

3,46

6,5

3,23

3,3


Bảng 3. Khả năng chống đổ, mức độ gây hại của một số sâu, bệnh chính hại đậu tương trong điều kiện đồng ruộng vụ hè thu

Dòng/giống

Sâu cuốn lá (%)

Sâu đục quả (%)

Bệnh đốm nâu (cấp1-9)

Tính chống đổ (cấp 1-5)

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

HT 2013

HT 2014

ĐN29L

1,5

1,9

0,2

1,8

3

5

1

1

MTĐ176 (đc)

1,7

1,5

0,2

1,0

3

5

1

1

ĐT12 (đc)

1,5

1,5

0,6

1,0

3

3

1

1

29 thấp cây

1,6

2,0

0,2

1,5

3

3

1

1

10-3 tím

2,0

2,8

0,5

2,5

5

3

2

1

ĐTDH.10

1,2

1,8

0,2

1,0

3

3

1

1


Bảng 4. Tình hình sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu tương triển vọng trong vụ đông xuân

Dòng/giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành/cây (cành)

Số quả chắc/cây (quả)

Khối lượng 1000 hạt (gam)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐX

2014

ĐX

2015

ĐN29L

85

88

45,8a

48,6a

1,5a

2,0a

26,5b

25,8a

165,4bc

178,0a

28,4ab

28,5ab

MTĐ176 (đc)

83

85

40,2ab

46,9a

1,4ab

2,0a

21,1c

20,1b

156,5c

167,4a

24,5c

25,1b

ĐT12 (đc)

80

82

43,5ab

40,0bc

0,9c

1,7a

25,9b

24,8a

169,8bc

150,2b

25,9bc

26,7b

29 thấp cây

85

85

39,6bc

45,0b

1,4ab

1,8a

25,7b

28,3a

176,6ab

175,9a

29,7a

31,0a

ĐTDH.10

82

82

33,6c

36,8c

1,1bc

1,3b

29,8a

27,8a

186,4a

173,9a

31,0a

30,5a

CV%

7,88

6,91

14,35

10,26

6,58

6,69

4,26

4,31

6,08

6,70

LSD5%

6,02

5,66

0,34

0,34

3,19

3,19

13,71

13,71

3,19

3,58


Thời gian sinh trưởng của các dòng/giống trong bảng 4 biến động 80 – 85 ngày (Đông Xuân 2014) và 82 – 88 ngày (Đông Xuân 2015). Có thể thấy rằng thời gian sinh trưởng của các dòng/giống thí nghiệm trong 2 vụ là tương đối ổn định, ít thay đổi do điều kiện canh tác, khí hậu, v.v…

Từ bảng 4 thấy rằng, qua 2 vụ thí nghiệm, dòng/giống ĐN29L là dòng/giống có chiều cao cây tốt nhất (45,8 – 48,6 cm), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với dòng/giống co chiều cao cây thấp nhất ĐTDH.10 (33,6 – 36,8 cm).

Tương tự, về chỉ tiêu số cành trên cây qua 2 vụ thí nghiệm cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa. Đông Xuân 2014 ghi nhận, dòng/giống ĐN29L có số cành trên cây nhiều nhất là 1,5 cành, tuy chưa cho thấy có sự khác biệt với dòng/giống MTĐ176 (1,4 cành) và 29 Thấp Cây (1,4 cành) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với dòng/giống ĐTDH.10 (1,1 cành) và dòng/giống có số cành trên cây thấp nhất ĐT12 (0,9 cành). Trong vụ Đông Xuân 2015, dòng/giống ĐN29L và MTĐ176 có số cành trên cây nhiều nhất (2,0 cành), chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với dòng/giống có số cành trên cây ít nhất ĐTDH.10 (1,3 cành).

Đối với số quả chắc trên cây, vụ Đông Xuân 2014 cho thấy dòng/giống ĐTDH.10 (29,8 quả) có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các dòng/giống còn lại. Vụ Đông Xuân 2015, dòng/giống 29 Thấp Cây là dòng/giống có số quả trên cây nhiều nhất (28,3 quả), có sự khác biết có ý nghĩa về mặt thống kê so với dòng/giống có số quả trên cây thấp nhất là MTĐ176 (20,1 quả) tuy nhiên lại không cho thấy có sự khác biệt với các dòng/giống còn lại.

Trọng lượng 1000 hạt của các dòng/giống thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2014 dao động khoảng 156,5 – 186,4 g; vụ Đông Xuân 2015 dao động khoảng 150,2 – 178,0 g. Trong cả vụ thí nghiệm, trọng lượng 1000 hạt các các dòng/giống đều đã cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Từ những sự khác biệt của các yếu tố cấu thành năng suất đã dẫn đến sự khác biệt về năng suất của các dòng giống thí nghiệm. Vụ Đông Xuân 2014, dòng/giống có năng suất cao nhất là ĐTDH.10 (31,0 tạ/ha), tuy chưa có sự khác biệt với dòng giống ĐN29L (28,4 tạ/ha) và 29 Thấp Cây (29,7 tạ/ha) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các dòng/giống còn lại cũng như dòng giống có năng suất thực thu thấp nhất MTĐ176 (24,5 tạ/ha). Thế nhưng, trong vụ Đông Xuân 2015, dòng/giống có năng suất thực thu cao nhất là 29 Thấp Cây (31,0 tạ/ha),mặc dù có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với dòng/giống có nắng suất thực thu thấp nhất là MTĐ176 (25,1 tạ/ha) nhưng lại chưa cho thấy có sự khác biệt với dòng/giống ĐN29L (28,5 tạ/ha) và ĐTDH.10 (30,5 tạ/ha).

Bảng 5. Khả năng chống đổ, mức độ gây hại của một số sâu, bệnh chính hại đậu tương trong điều kiện đồng ruộng vụ đông xuân

Dòng/giống

Sâu cuốn lá (%)

Sâu đục quả (%)

Bệnh đốm nâu (cấp1-9)

Tính chống đổ (cấp 1-5)

ĐX 2014

ĐX 2015

ĐX 2014

ĐX 2015

ĐX 2014

ĐX 2015

ĐX 2014

ĐX 2015

ĐN29L

2,0

1,5

1,0

0,8

3

3

1

1

MTĐ176 (đc)

1,5

1,7

0,5

0,8

3

5

1

1

ĐT12(đc)

1,5

1,5

0,5

0,8

3

3

1

1

29 thấp cây

2,0

1,6

1,0

0,9

3

5

1

1

10-3 tím

2,5

1,7

1,5

1,1

3

3

1

1

ĐTDH.10

1,5

1,5

0,5

0,5

3

3

1

1

4. Kết quả khảo nghiệm tính thích nghi vùng sinh thái

Bảng 6. Năng suất của giống đậu tương ĐTDH.10 trong vụ Xuân Hè và Hè Thu 2014

T

T

Tên giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Khối lượng 1000 hạt (g)

NS TB (tạ/ha)

NS BQ 2 vụ (tạ/ha)

XH* 2014

HT** 2014

XH 2014

HT 2014

XH 2014

HT 2014

XH 2014

HT 2014

1

ĐTDH.3

94

94

35,4

70,0

208,9

171,1

19,2

13,7

16,4

2

ĐTDH.4

99

87

44,5

65,3

205,7

145,0

17,3

11,0

14,1

3

ĐTDH.6

94

96

39,1

101,3

181,5

150,7

21,6

12,9

17,2

4

ĐTDH.8

96

98

48,6

82,0

210,1

169,0

21,6

8,6

15,1

5

ĐTDH.10

92

95

33,6

74,4

194,9

173,3

23,1

23,5

23,3

6

ĐTC S1

-

90

-

38,7

-

211,1

-

11,8

7

MTĐ176 (đ/c)

92

96

48,8

103,8

183,9

148,9

21,2

9,8

15,5

CV (%)

7,0

9,63

LSD 0,05 (tạ/ha)

2,2

2,24

*XH: Vụ Xuân hè

** HT: Vụ Hè thu

Nguồn:  Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung

Kết quả khảo nghiệm đánh giá tính thích nghi của giống đậu tương ĐTDH.10 trong vụ Xuân Hè và Hè Thu 2014 tại …. của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung cho thấy: Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân Hè là 92 ngày, tương đương với đối chứng MTĐ176; trong vụ Hè Thu là 95 ngày, ngắn hơn với đối chứng là 1 ngày. Chiều cao cây trong cả 2 vụ đều thấp hơn so với đối chứng: 33,6 cm trong vụ Xuân Hè và 74,4 cm trong vụ Hè Thu, đối chứng MTĐ176 lần lượt là: 48,8 cm và 103,8 cm. Khối lượng 1000 hạt đều cao hơn so với đối chứng trong cả 2 vụ lần lượt là: 194,9g và 173,3g, đối chứng MTĐ176: 183,9g và 148,9g. Năng suất trong vụ Xuân Hè tương đương với đối chứng, tuy nhiên, trong vụ Hè Thu, ĐTDH.10 (23,5 tạ/ha) vượt trội hẳn so với đối chứng  MTĐ176 (9,8 tạ/ha) là 139,8%. Năng suất bình quân cả 2 vụ là 23,3 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng MTĐ176 (15,5 tạ/ha).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình theo dõi và đánh giá đã chọn tạo được giống đậu tương ĐTDH.10  đạt năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn và khả năng chống chịu có nhiều ưu điểm hơn so với giống MTĐ176 và ĐT12 hiện đang được sản xuất đại trà ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Giống đậu tương ĐTDH.10  thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, thấp cây, hoa màu tím, quả màu vàng rơm, hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu đậm, lá dạng thuôn bầu, thuộc loại hình hạt lớn và biến động từ 170,6-188,1 g/1000 hạt, thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày trong điều kiện khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, kháng nhẹ với bệnh đốm lá và khả năng chống đổ ngã tốt.

Năng suất thực thu biến động từ 29,5-31,5tạ/ha trên chân đất phù sa ven sông ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2. Đề nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá của một số địa phương, kính đề nghị Hội đồng KHCN Viện KHNN Việt Nam và Bộ NN&PTNT công nhận giống đậu tương ĐTDH.10 là giống sản xuất thử nhằm làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-58:2011/BNNPTNT .

2. Hồ Huy Cường, Trần Đình Long và CTV. Nghiên cứu xác định giống lạc, đậu tương, đậu xanh thích nghi với điều kiện đất đen trên đá bọt bazan huyện Cư Jút - Đắk Nông. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Đắk Nông, 2006.

3. Hồ Huy Cường, Phạm Vũ Bảo và CTV. Nghiên cứu xác định các giống đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh) thích nghi với một số tiểu vùng sinh thái ở tỉnh Kon Tum. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Đắk Nông, 2007.

4. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào. Cây đậu tương, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

5. Trần Đình Long, Hoàng Minh Tâm, Trần Thị Trường, Đỗ Minh Nguyệt, Ngô Quang Thắng, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Thị Chinh. Kết quả chọn lọc giống đậu tương ĐT-12 (TN-12). Kết quả nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 2000, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001

6. Hoàng Minh Tâm & CTV. Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển một số giống lạc, đậu tương, đậu xanh có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện sinh thái khó khăn vùng DHNTB. Báo cáo tổng kết nghiên cứu KH&PTCN, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2009.

Được Bộ NN & PTNT công nhận là giống sản xuất thử theo quyết định số 338/QĐ-TT-CCN ngày 18/7/2011.

Tin cùng chuyên mục