KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LẠC LDH.12 CHO VÙNG ĐẤT NHIỄM MẶN VEN BIỂN DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

admin20/04/2016 02:36 PM

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

1. Tên tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đề nghị công nhận

Giống lạc LDH.12 cho vùng đất nhiễm mặn ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ

2. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

Địa chỉ: Kv8 – Tây Sơn - Phường Nhơn Phú - Quy Nhơn - Bình Định

Điện thoại: (0563)546876 - 846688 - 846626;   Fax: 0563646817

Email: khvienntb@yahoo.com; hocuongntb@yahoo.com

3. Tác giả và đồng tác giả:

TS. Hoàng Minh Tâm

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

TS. Hồ Huy Cường

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

ThS. Nguyễn Văn Thắng

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ

ThS. Mạc Khánh Trang

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

KS. Nguyễn Văn Hiền

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

KS. Bùi Ngọc Thao

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

KS. Đường Minh Mạnh

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng có nhiều thế mạnh trong chiến lược phát triển cây hàng hoá, cây làm thức ăn chăn nuôi và là cây trồng có hiệu quả cho nền sản xuất đa dạng sản phẩm và bền vững môi trường ở Duyên hải Nam Trung bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến năm 2012, diện tích gieo trồng lạc ở Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên là 50.000 ha, chiếm 22,7% so với tổng diện tích gieo trồng lạc trong cả nước, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Đắk Nông và Đắk Lắk. Tuy nhiên, năng suất bình quân của hai vùng đạt 10,2 tạ/ha, chỉ bằng 46,4% so với năng suất bình quân của cả nước. Có nhiều nguyên nhân hạn chế đến năng suất lạc ở Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, trong đó thiếu bộ giống có tiềm năng năng suất cao và chống chịu được với điều kiện bất lợi của môi trường là nguyên nhân hàng đầu. Trong thời gian qua, các giống lạc mới L14, L23, TB25, LDH.01 đã được tuyển chọn và đã được chọn tạo để bổ sung vào sản xuất của vùng. Tuy nhiên, các giống lạc trên lại không phát huy hết tiềm năng năng suất vốn có của giống trong điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, mặn hóa gây ra.

Do đó, để góp phần ổn định và phát triển cây lạc ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, cần chọn tạo các giống lạc thâm canh có năng suất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường và chống chịu với một số bệnh chính hại lạc để bổ sung vào cơ cấu giống hiện có.

Giống lạc mới LDH.12 do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn lọc phần nào khắc phục được những hạn chế trên, làm phong phú thêm bộ giống lạc cho vùng và đáp ứng được yêu cầu trước mắt của sản xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống lạc LDH.12 (là dòng số 36 của cặp lai giữa giống lạc L16 và L18 theo phương pháp lai đơn, đến năm 2011 chọn được dòng thuần và đặt tên là LDH.12) do Trung Tâm Nghiên & Thực Nghiệm Đậu Đỗ phối hợp với Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ nghiên cứu chọn tạo.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Giống lạc LDH.12 được nghiên cứu chọn tạo theo phương pháp lai đơn và chọn lọc dòng theo phương pháp phả hệ qua sơ đồ sau:

Bố x Mẹ

è

F1

è

F2 - F6

Dùng phương pháp phả hệ chọn dòng theo kiểu hình thấp cây, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất cá thể cao.

è

F7

Đánh giá và nhân dòng triển vọng

è

F8

Thí nghiệm so sánh

è

Đánh giá tính thích nghi vùng sinh thái

Thí nghiệm đánh giá dòng triển vọng được bố trí theo phương pháp tuần tự không lặp lại.

Thí nghiệm so sánh giống được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lặp lại, ô cở sở 7,5 – 24 m2.

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ gieo trồng đối với giống lạc được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, ô cơ sở 7,5 – 24 m2, 4 kiểu mật độ bố trí là:

- M1: 30 cm x 10 cm x 1 hạt

- M2: 25 cm x 10 cm x 1 hạt

- M3: 20 cm x 10 cm x 1 hạt

- M4: 30 cm x 10 cm x 2 hạt

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón kali và các mức phân bón đối với giống lạc được bố trí theo kiểu lô chính – lô phụ (split – plot design), 3 lần lặp lại, yếu tố chính là 2 loại phân bón kali (L1 = KCl và L2 = K2SO4), yếu tố phụ là 5 mức bón phân kali (K0 = 0 K2O; K1 = 30 K2O; K2 = 60 K2O; K3 = 90 K2O; K4 = 120 K2O).

Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại của giống được theo dõi trong các thí nghiệm so sánh giống, mật độ gieo trồng, loại phân bón kali và các mức bón phân kali theo quy chuẩn ngành QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học của STATISTIX và EXCEL.

Kỹ thuật canh tác: mật độ gieo trồng 30cm x 10cm x 1 cây/hốc (tương đương 30 - 33 cây/m2); lượng phân đầu tư cho 1,0 ha: 5 tấn phân chuồng + 30 N + 90 P2O5 + 60 K2O + 500 kg vôi; bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 1/2 lượng kali, 1/2 vôi; bón thúc lần 1 giai đoạn 3 - 4 lá thật toàn bộ lượng đạm và kali còn lại; bón thúc lần 2 vào giai đoạn cây ra hoa rộ lượng vôi còn lại (tung đều lên mặt lá); phun trừ sâu, bệnh hại khi mật độ sâu, bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc hóa học.

2.4. Địa điểm nghiên cứu, khảo nghiệm

Lai hữu tính và chọn lọc dòng (F1 – F6) được tiến hành tại Trung Tâm NC&TN đậu đỗ (Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội).

Chọn lọc và đánh giá nhân dòng (F6 - F8) được tiến hành tại Cơ sở II - Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (tại Nhơn Hưng - An Nhơn - Bình Định)

Thí nghiệm đánh giá dòng triển vọng, so sánh giống sơ bộ và so sánh chính quy được thực hiện trên đất nhiễm mặn tại xã Cát Hải – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định từ năm 2012 đến năm 2015.

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ gieo trồng đối với giống lạc và thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón kali và các mức phân bón đối với giống lạc được thực hiện trên đất nhiễm mặn tại xã Cát Hải – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định trong năm 2015, dựa trên cơ sở các kết quả so sánh giống từ năm 2012 – 2014.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái và nông sinh học của giống lạc LDH.12

Qua bảng 1 thấy được giống lạc LDH.12 thuộc kiểu hình thân đứng, số cành cấp 1 dao động 3,7 – 4,4 cành, thời gian sinh trưởng 102 – 107 ngày (tùy vào điều kiện ngoại cảnh và khả năng chăm sóc). Tỷ lệ quả 1 hạt 6,5 – 13,1 quả so với tổng số quả trên cây, không có khả năng hình thành quả 3 hạt, màu vỏ hạt chín là màu trắng hồng. Khối lượng 100 hạt 56,3 – 64,4 g, khối lượng 100 quả là 139,7 – 179,3 g, tỷ lệ hạt/quả là 65,4 – 66,8 %. Nhiễm nhẹ và nhiễm trung bình với các bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen; có khả năng kháng tốt bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo xanh vi khuẩn (điểm 1).

Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái và nông học của giống lạc LDH.12

Đặc điểm hình thái và nông học

LDH.09

Dạng cây vào thời kỳ ra hoa

Đứng

Mức độ phân cành cấp 1 (cành/cây)

3,7 – 4,4

Thời gian sinh trưởng (ngày)

102 – 107

Tỷ lệ quả 1 hạt (%)

6,5 – 13,1

Tỷ lệ quả 3 hạt (%)

0

Màu vỏ hạt chín (hạt tươi)

Trắng hồng

Khối lượng 100 hạt (gam)

56,3 – 64,4

Khối lượng 100 quả (gam)

139,7 – 179,3

Tỷ lệ hạt/quả (%)

65,4 – 66,8

Khả năng kháng bệnh đốm nâu (điểm 1, 3, 5, 7, 9)

Điểm 3 – 5

Khả năng kháng bệnh đốm đen (điểm 1, 3, 5, 7, 9)

Điểm 3 – 5

Khả năng kháng bệnh gỉ sắt (điểm 1, 3, 5, 7, 9)

Điểm 3 – 5

Khả năng kháng bệnh thối đen cổ rễ (điểm 1, 2, 3)

Điểm 1

Khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Điểm 1, 2, 3)

Điểm 1

3.2. Kết quả đánh giá sơ bộ sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

Kết quả so sánh sơ bộ của giống lạc LDH.12 được bố trí liên tục trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2012, 1 vụ Đông Xuân 2013 trên đất nhiễm mặn (Cát Hải – Phù Cát – Bình Định).

3.2.1. Tình hình sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Đông xuân năm 2012

3.2.1.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Thời gian sinh trưởng và phát triển là yếu tố phản ánh đặc tính của giống lạc thí nghiệm là giống chín sớm hay muộn. Từ đó có thể bố trí giống phù hợp được điều kiện ngoại cảnh của vùng canh tác.

Từ bảng 2 thấy được, thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm dao động 98 – 108 ngày. Giống LDH.01 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (98 ngày), dài nhất là giống D7 (108 ngày).

Chiều cao cây các giống thí nghiệm biến động 28,2 – 37,3 cm và cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống có chiều cao cây tốt nhất là LDH.01 (37,3 cm), giống có chiều cây thấp nhất là D8 (28,2 cm).

Tuy nhiên, về số cành cấp 1 của các giống thí nghiệm chưa cho thấy có sự khác biệt nào. Số cành cấp 1 các giống thí nghiệm là 4,3 – 4,8 cành/cây.

Bảng 2: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

LDH.01

98

37,3 a

4,4

D3

105

31,0 bc

4,5

D7

108

31,0 bc

4,3

D8

106

28,2 c

4,4

D9

100

32,1 b

4,6

D10

107

31,6 b

4,5

LDH.12

100

31,7 b

4,7

D37

105

33,2 b

4,8

CV %

6,00

6,10

LSD0,05

3,36

ns

3.2.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.

Số cây thực thu cao nhất là giống D7 (32,3 cây/m2), tuy chưa có sự khác biệt với giống D3 (30,3 cây/m2) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống khác; giống có số cây thực thu thấp nhất là LDH.01 (25,3 cây/m2).

Tương tự như trên, số quả chắc của các giống thí nghiệm cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giống LDH.12 là giống có số quả chắc nhiều nhất (11,5 quả), có sự khác biệt có ý nghĩa đối với giống có số quả chắc ít nhất D9 (8,0 quả).

Trọng lượng 100 quả của các giống biến động 145,3 – 163,1 g; cho thấy có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm. Về trọng lượng 100 hạt cao nhất là 2 giống D3 và D8 (60,1 g) tuy chưa có sự khác biệt với giống D9 (58,6 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại và giống LDH.12 là giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất (54,7 g).

Giống có tỷ lệ nhân cao nhất là LDH.01 (70,3 %), thấp nhất là giống D7 (61,4 %) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống.

Do có sự khác biệt giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (29,1 tạ/ha), cho thấy có sự khác biệt với giống D9 là giống có năng suất thực thu thấp nhất (20,9 tạ/ha) cũng như có sự khác biệt với các giống còn lại.

Bảng 3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

LDH.01

25,3 d

11,0 a

145,3 e

55,3 c

70,3 a

23,4 bc

D3

30,3 ab

9,5 b

154,0 c

60,1 a

62,1 de

23,3 bc

D7

32,3 a

9,2 bc

146,6 de

57,0 bc

61,4 e

22,7 bc

D8

27,0 cd

11,1 a

163,1 a

60,1 a

63,5 cd

24,5 b

D9

27,7 bcd

8,0 c

148,6 de

58,6 ab

64,8 bc

20,9 c

D10

27,3 bcd

11,1 a

154,2 c

55,1 c

61,3 e

24,5 b

LDH.12

26,7 cd

11,5 a

157,8 b

54,7 c

66,1 b

29,1 a

D37

29,0 bc

11,1 a

149,7 d

56,4 bc

65,2 bc

24,9 b

CV %

6,56

7,62

1,26

2,45

1,48

6,22

LSD0,05

3,24

1,37

3,37

2,45

1,66

2,63

3.2.1.3. Tình hình sâu bệnh gây hại

Qua kết quả bảng 4, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Giống LDH.12 là giống bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen nặng nhất (3,0 %), kế tiếp là D37 (1,3 %), các giống còn lại không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, giống LDH.12, D37 và D8 lại không bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn; giống LDH.01 là giống bị nhiễm héo xanh vi khuẩn nặng nhất (13,3 %). Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

Bảng 4: Tình hình sậu bệnh gây hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

LDH.01

3,0

3,0

3,0

0,0

13,3

++

D3

1,0

3,0

5,0

0,0

3,0

++

D7

3,0

3,0

5,0

0,0

3,0

++

D8

5,0

3,0

3,0

0,0

0,0

++

D9

5,0

3,0

5,0

0,0

3,0

++

D10

3,0

5,0

3,0

0,0

2,0

++

LDH.12

5,0

3,0

5,0

3,0

0,0

++

D37

5,0

3,0

3,0

1,3

0,0

++

3.2.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Hè thu năm 2012

3.2.2.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 5: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

LDH.01

93

48,1 a

4,5

D3

96

39,7 bc

4,6

D7

95

36,2 bcd

4,9

D8

95

36,2 bcd

4,7

D9

98

40,1 b

4,6

D10

95

37,2 bcd

4,6

LDH.12

96

33,5 d

4,8

D37

96

35,2 cd

4,7

CV %

7,18

6,63

LSD0,05

4,82

ns

Từ bảng 5 thấy được, thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm dao động 93 – 98 ngày. Giống LDH.01 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (93 ngày), dài nhất là giống D9 (98 ngày).

Chiều cao cây các giống thí nghiệm biến động 33,5 – 48,1 cm và cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống có chiều cao cây tốt nhất là LDH.01 (48,1 cm), giống có chiều cây thấp nhất là D8 (33,5 cm).

Tuy nhiên, về số cành cấp 1 của các giống thí nghiệm chưa cho thấy có sự khác biệt nào. Số cành cấp 1 của giống D7 là nhiều nhất (4,9 cành/cây), ít nhất là giống LDH.01 (4,5 cành/cây).

3.2.2.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

LDH.01

26,3

10,3

144,8 de

55,0 de

70,1 a

22,4 bc

D3

30,3

9,5

153,1 bc

59,1 ab

60,7 d

23,9 b

D7

29,7

9,9

142,2 e

56,1 cde

61,1 d

22,5 bc

D8

27,0

10,7

161,7 a

59,5 a

63,2 c

24,0 b

D9

28,7

8,3

149,0 cd

58,1 abc

64,3 bc

21,1 c

D10

28,0

11,0

152,7 bc

53,9 e

60,5 d

23,8 bc

LDH.12

29,3

11,3

155,2 b

53,7 e

65,8 b

28,0 a

D37

29,0

10,5

145,2 de

57,0 bcd

65,3 b

23,6 bc

CV %

6,74

11,38

2,35

2,46

1,62

6,52

LSD0,05

ns

ns

6,18

2,44

1,82

2,70

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống thí nghiệm được thể hiện trong bảng 6.

Số cây thực thu các giống thí nghiệm biến động khoảng 26,3 – 30,3 cây/m2, cao nhất là giống D3 (30,3 cây/m2), thấp nhất là LDH.01 (26,3 cây/m2) nhưng chưa thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tương tự như trên, số quả chắc của các giống thí nghiệm cũng chưa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giống LDH.12 là giống có số quả chắc nhiều nhất (11,3 quả), ít nhất là giống D9 (8,3 quả).

Trọng lượng 100 quả của các giống biến động 142,2 – 161,7 g; cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống thí nghiệm. Về trọng lượng 100 hạt cao nhất là giống D8 (59,5 g) tuy chưa có sự khác biệt với giống D3 (59,1 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại và giống LDH.12 là giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất (53,7 g).

Tỷ lệ nhân của các giống biến động 61,1 – 70,1 %, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống giữa các giống.

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (28,0 tạ/ha), cho thấy có sự khác biệt với giống D9 là giống có năng suất thực thu thấp nhất (21,1 tạ/ha) cũng như có sự khác biệt với các giống còn lại.

3.2.2.3. Tình hình sâu bệnh hại

Qua kết quả bảng 7, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Giống D3 là giống bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen nặng nhất (3,3 %), các giống còn lại không bị nhiễm bệnh. Giống LDH.01 là giống bị nhiễm héo xanh vi khuẩn nặng nhất (4,7 %), tiếp đến là giống LDH.12 (2,7 %), các giống khác chưa bị nhiễm héo xanh vi khuẩn. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

Bảng 7: Tình hình sâu bệnh hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

LDH.01

3,0

3,0

3,0

0,0

4,7

++

D3

3,0

3,0

3,0

3,3

0,0

++

D7

3,0

5,0

5,0

0,0

0,0

++

D8

5,0

5,0

5,0

0,0

0,0

++

D9

3,0

5,0

5,0

0,0

0,0

++

D10

3,0

3,0

3,0

0,0

0,0

++

LDH.12

3,0

3,0

3,0

0,0

2,7

++

D37

3,0

5,0

3,0

0,0

0,0

++

3.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Đông xuân năm 2013

3.2.3.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 8: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

LDH.01

95

33,3 a

4,6

D3

104

32,0 ab

4,9

D7

106

29,1 bc

4,9

D8

104

25,5 c

4,7

D9

-

-

-

D10

103

31,0 ab

4,7

LDH.12

99

33,1 ab

4,7

D37

103

29,2 abc

4,7

CV %

7,85

5,12

LSD0,05

4,25

ns

Bảng 8 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 95 – 106 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là LDH.01 (95 ngày), dài nhất là giống D7 (106 ngày).

Chiều cao cây của các giống dao động 25,5 – 33,3 cm. Giống có chiều cao cây tốt nhất là LDH.01 (33,3 cm), có sự khác biệt với giống D7 (29,1 cm) và giống có chiều cao cây thấp nhất D8 (25,5 cm) tuy nhiên lại không có sự khác biệt với các giống còn lại.

Đối với số cành cấp 1 chưa thấy có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm. Số cành cấp 1 của các giống biến động 4,6 – 4,9 cành.

3.2.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Từ bảng 9 thấy được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đều có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Số cây thực thu các giống thí nghiệm biến động khoảng 24,7 – 30,0 cây/m2, cao nhất là giống D3 (30,0 cây/m2), có sự khác biệt với giống D7 (27,0 cây/m2), D37 (27,3 cây/m2) và giống có số cây thực thu thấp nhất là LDH.01 (24,7 cây/m2) nhưng chưa thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại.

Tuy vậy, giống LDH.01 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (12,5 quả), chưa cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.12 (11,6 quả) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D8 là giống có số quả chắc thấp nhất (9,9 quả).

Mặc dù có số quả chắc thấp nhất nhưng giống D8 lại có trọng lượng 100 quả cao nhất (161,3 g), chưa cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.12 (154,3 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 9 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất D7 (141,7 g).

Tương tự như trên, giống D8 cũng là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (59,8 g), không có sự khác biệt với giống D3 (59,6 g) và giống D10 (58,4 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là giống D37 (54,2 g).

Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nhân của các giống cũng đã cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê. Giống có tỷ lệ nhân cao nhất là LDH.01 (70,3 %), thấp nhất là D7 (61,3 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 21,1 – 29,3 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (29,3 tạ/ha), cho thấy có sự khác biệt với giống D37 là giống có năng suất thực thu thấp nhất (21,1 tạ/ha) cũng như có sự khác biệt với các giống còn lại.

Bảng 9: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

LDH.01

24,7 c

12,5 a

148,7 bc

55,2 c

70,3 a

22,7 bc

D3

30,0 a

10,3 bc

153,3 b

59,6 a

61,4 e

25,3 b

D7

27,0 b

11,0 bc

141,7 c

56,6 bc

61,3 e

24,3 bc

D8

29,0 ab

9,9 c

161,3 a

59,8 a

63,4 d

24,7 bc

D9

-

-

-

-

-

-

D10

29,0 ab

10,5 bc

152,7 b

58,4 ab

64,6 cd

24,3 bc

LDH.12

29,0 ab

11,6 ab

154,3 ab

54,5 c

66,9 b

29,3 a

D37

27,3 b

10,9 bc

144,7 c

54,2 c

66,0 bc

21,7 c

CV %

4,47

6,80

2,71

2,44

1,48

8,22

LSD0,05

2,22

1,33

7,28

2,47

1,70

3,60

3.2.1.3. Tình hình sâu bệnh hại

Bảng 10: Tình hình sâu bệnh gây hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

LDH.01

3,0

1,0

3,0

0,0

6,7

++

D3

3,0

3,0

3,0

2,2

0,0

++

D7

3,0

3,0

3,0

0,0

0,0

++

D8

5,0

3,0

5,0

0,0

0,0

++

D9

-

-

-

-

-

-

D10

5,0

3,0

3,0

0,0

0,0

++

LDH.12

3,0

3,0

3,0

0,0

3,3

++

D37

3,0

5,0

3,0

0,0

0,0

++

Qua kết quả bảng 10, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5), chỉ có giống LDH.01 không bị bệnh đốm nâu. Giống D3 là giống bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen nặng nhất (2,2 %), các giống còn lại không bị nhiễm bệnh. Giống LDH.01 là giống bị nhiễm héo xanh vi khuẩn nặng nhất (6,7 %), tiếp đến là giống LDH.12 (3,3 %), các giống khác chưa bị nhiễm héo xanh vi khuẩn. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

3.2.3. Đánh giá chung năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất qua 2 vụ năm 2012 và 1 vụ năm 2013

Từ những sự sai khác qua các vụ thí nghiệm từ 2012 – 2013 đã dẫn đến sự khác biệt của các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bình quân trong bảng 11.

Số cây thực thu cao nhất là giống D3 (30,2 cây/m2), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giống D8 (27,7 cây/m2) và giống LDH.01 có số cây thực thu thấp nhất (25,4 cây/m2), tuy nhiên lại không có sự khác biệt với các giống còn lại.

Số quả chắc của các giống biến động 8,1 – 11,5 quả. Giống LDH.12 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (11,5 quả), cho thấy có sự khác biệt với giống D7 (10,0 quả), D3 (9,8 quả) và giống D9 có số quả chắc ít nhất (8,1 quả) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống D8 lại có trọng lượng 100 quả cao nhất (162,0 g), cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 11 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất D7 (143,5 g). Tương tự như trên, giống D8 cũng là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (59,8 g), không có sự khác biệt với giống D3 (59,6 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là giống LDH.12 (54,3 g).

Giống LDH.01 là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (70,2 %), cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D7 là giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (61,3 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 21,0 – 28,8 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (28,8 tạ/ha), cho thấy có sự khác biệt với giống D9 là giống có năng suất thực thu thấp nhất (21,0 tạ/ha) cũng như có sự khác biệt với các giống còn lại.

Bảng 11: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bình quân năm 2012 – 2013

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

LDH.01

25,4 c

11,3 ab

146,3 de

55,2 cd

70,2 a

22,8 b

D3

30,2 a

9,8 c

153,5 bc

59,6 a

61,4 f

24,2 b

D7

29,7 ab

10,0 bc

143,5 e

56,6 bc

61,3 f

23,2 b

D8

27,7 bc

10,5 abc

162,0 a

59,8 a

63,4 de

24,4 b

D9

28,2 ab

8,1 d

148,8 cd

58,4 ab

64,6 cd

21,0 c

D10

28,1 ab

10,8 abc

153,2 bc

55,8 cd

62,1 ef

24,2 b

LDH.12

28,3 ab

11,5 a

155,8 b

54,3 d

66,3 b

28,8 a

D37

28,4 ab

10,9 abc

146,5 de

55,9 cd

65,5 bc

23,4 b

CV %

4,49

7,45

1,86

2,20

1,34

3,98

LSD0,05

2,22

1,35

4,93

2,19

1,51

1,67

3.3. Kết quả đánh giá chính quy sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

3.3.1. Tình hình sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Đông xuân năm 2014

3.3.1.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 12 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 105 – 114 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là LDH.01 (105 ngày), dài nhất là giống LDH.12 (114 ngày).

Chiều cao cây của các giống dao động 31,5 – 42,6 cm. Giống có chiều cao cây tốt nhất là LDH.12 (42,6 cm), không có sự khác biệt với giống LDH.01 (37,9 cm) tuy nhiên lại có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có chiều cao cây thấp nhất là D30 (31,5 cm)

Đối với số cành cấp 1 chưa thấy có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm. Số cành cấp 1 của các giống biến động 4,8 – 5,2 cành.

Bảng 12: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

L14

112

33,5 bc

5,2

LDH.01

105

37,9 ab

5,0

D30

110

31,5 c

5,1

LDH.12

114

42,6 a

5,2

4-20

109

37,7 b

5,2

7-1

110

37,1 b

4,8

CV %

7,00

6,94

LSD0,05

4,67

ns

3.3.1.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 13: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

L14

26,1

12,3 b

140,7 d

53,1 cd

64,9 c

25,6 ab

LDH.01

25,3

10,4 c

148,1 c

51,6 d

69,7 a

21,1 b

D30

26,2

10,7 c

155,7 b

58,5 ab

65,1 c

22,2 b

LDH.12

27,1

14,0 a

160,6 a

60,8 a

67,0 b

28,9 a

4-20

26,2

12,1 b

136,4 d

61,2 a

66,2 bc

23,9 b

7-1

26,7

12,3 b

156,8 ab

55,8 bc

65,8 bc

25,6 ab

CV %

3,30

5,12

1,75

3,08

1,42

10,07

LSD0,05

ns

1,12

4,76

3,18

1,72

4,49

Qua bảng 13 thấy rằng số cây thực thu dao động 25,3 – 27,1 cây/m2, tuy nhiên chưa thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm.

Số quả chắc của các giống biến động 12,4 – 14,0 quả. Giống LDH.12 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (14,0 quả), cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.01 có số quả chắc ít nhất (10,4 quả) và cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống LDH.12 có trọng lượng 100 quả cao nhất (160,6 g), chưa cho thấy có sự khác biệt với giống 7 – 1 (156,8 g) nhưng cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 13 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất 4 – 20 (136,4 g). Thế nhưng, giống 4 – 20 là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (61,2 g), không có sự khác biệt với giống LDH.12, D30 nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống L14, LDH.01 và 7 – 1. Giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là giống LDH.01 (51,6 g).

Tuy vậy, giống LDH.01 lại là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (69,7 %), cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống L14 là giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (64,9 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 21,1 – 28,9 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (28,9 tạ/ha), tuy chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống L14 (25,6 tạ/ha) và 7 – 1 (25,6 tạ/ha) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là LDH.01 (21,1 tạ/ha).

3.3.1.3. Tình hình sâu bệnh gây hại

Bảng 14: Tình hình sậu bệnh gây hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

L14

3,0

3,0

3,0

1,7

0,0

++

LDH01

5,0

5,0

5,0

3,3

6,8

++

D30

3,0

5,0

3,0

3,7

0,0

++

LDH.12

5,0

5,0

5,0

1,7

0,0

++

4-20

5,0

5,0

5,0

4,7

0,0

++

7-1

5,0

3,0

5,0

1,0

0,0

++

Qua kết quả bảng 14, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Hầu hết tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen, tỷ lệ bệnh dao động 1,0 – 4,7 %. Giống LDH.01 là giống bị nhiễm héo xanh vi khuẩn nặng nhất (6,8 %), các giống khác chưa bị nhiễm héo xanh vi khuẩn. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

3.3.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Xuân Hè năm 2014

3.3.2.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 15 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 95 – 100 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 4 – 20 (95 ngày), dài nhất là giống L14 (100 ngày).

Chiều cao cây của các giống dao động 30,5 – 41,4 cm. Giống có chiều cao cây tốt nhất là LDH.12 (41,4 cm), không có sự khác biệt với giống 7 – 1 (38,6 cm) tuy nhiên lại có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có chiều cao cây thấp nhất là L14 (30,5 cm).

Đối với số cành cấp 1 chưa thấy có sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm. Số cành cấp 1 của các giống biến động 4,8 – 5,2 cành.

Bảng 15: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

L14

100

30,5 c

4,8

LDH01

98

34,3 bc

4,8

D30

98

32,0 c

4,9

LDH.12

96

41,4 a

5,2

4-20

95

33,7 bc

4,8

7-1

97

38,6 ab

4,8

CV %

8,25

6,39

LSD0,05

5,27

ns

3.3.2.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 16: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

L14

25,9

10,8 b

140,7 c

54,1 c

65,0 c

22,8 b

LDH.01

25,2

10,0 b

141,2 c

53,7 c

69,3 a

20,6 b

D30

24,4

10,5 b

153,4 b

58,1 b

64,5 c

21,7 b

LDH.12

26,0

13,1 a

163,6 a

65,8 a

68,3 ab

27,8 a

4-20

26,0

10,4 b

145,0 c

65,2 a

67,6 b

22,2 b

7-1

22,9

9,8 b

155,5 b

55,4 c

64,8 c

19,4 b

CV %

5,49

8,24

1,59

1,85

1,24

9,22

LSD0,05

ns

1,61

4,34

1,98

1,50

3,76

Qua bảng 16 thấy rằng số cây thực thu dao động 22,9 – 26,0 cây/m2, tuy nhiên chưa thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm.

Số quả chắc của các giống biến động 9,8 – 13,1 quả. Giống LDH.12 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (13,1 quả), cho thấy có sự khác biệt với giống 7 – 1 có số quả chắc ít nhất (9,8 quả) và cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống LDH.12 có trọng lượng 100 quả cao nhất (163,6 g), cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 16 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất L14 (140,7 g). Tương tự, giống LDH.12 là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (65,8 g), không có sự khác biệt với giống 4 – 20 (65,2 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là giống LDH.01 (53,7 g).

Mặt khác, giống LDH.01 lại là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (69,3 %), tuy không có sự khác biệt với giống LDH.12 (68,3 %) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D30 là giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (64,5 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 19,4 – 27,8 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (27,8 tạ/ha), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là 7 – 1 (19,4 tạ/ha).

3.3.2.3. Tình hình sâu bệnh hại

Bảng 17: Tình hình sâu bệnh hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

L14

3,0

3,0

3,0

0,7

0,0

++

LDH.01

4,3

5,0

4,3

5,7

8,1

++

D30

3,0

5,0

3,0

5,0

0,0

++

LDH.12

5,0

5,0

5,0

3,0

0,0

++

4-20

5,0

5,0

5,0

5,3

0,0

++

7-1

5,0

3,0

5,0

2,0

0,0

++

Qua kết quả bảng 17, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Hầu hết tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen, tỷ lệ bệnh dao động 0,7 – 5,7 %. Giống LDH.01 là giống bị nhiễm héo xanh vi khuẩn nặng nhất (8,1 %), các giống khác chưa bị nhiễm héo xanh vi khuẩn. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

3.3.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 trong điều kiện thời tiết vụ Đông xuân năm 2015

3.3.3.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 18: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

L14

92

44,6 a

4,5

LDH01

92

42,1 ab

4,8

D30

95

40,1 ab

4,8

LDH.12

95

40,7 ab

4,3

4-20

95

38,5 b

4,8

7-1

95

31,7 c

4,8

CV %

7,70

7,54

LSD0,05

5,55

ns

Bảng 18 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 92 – 95 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là L14 và LDH.01 (92 ngày).

Chiều cao cây của các giống dao động 31,7 – 44,6 cm. Giống có chiều cao cây tốt nhất là L14 (44,6 cm), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với giống 4 – 20 (38,5 cm) và giống có chiều cao cây thấp nhất 7 – 1 (31,7 cm) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 18.

Số cành cấp 1 của các giống biến động 4,3 – 4,8 cành, chưa cho thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm.

3.3.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 19: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

L14

36,0 a

11,6 a

148,2 d

58,7 c

71,3 b

33,1 b

LDH.01

36,7 a

9,2 b

169,4 a

53,3 d

73,1 a

28,3 c

D30

36,0 a

11,8 a

159,2 c

63,1 b

68,5 c

35,1 ab

LDH.12

36,0 a

12,8 a

164,5 b

62,2 b

72,8 a

37,9 a

4-20

38,0 a

11,4 a

143,9 d

63,1 b

70,6 b

32,9 b

7-1

22,0 b

12,0 a

162,6 bc

65,3 a

68,5 c

24,7 c

CV %

5,79

8,31

1,52

1,26

1,11

7,24

LSD0,05

3,60

1,74

4,37

1,39

1,43

4,21

Số cây thực thu dao động 22,0 – 38,0 cây/m2, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm. Giống 4 – 20 là giống có số cây thực thu cao nhất 38,0 cây/m2, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với giống có số cây thực thu thấp nhất 7 – 1 (22,0 cây/m2) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống thí nghiệm còn lại trong bảng 19.

Số quả chắc của các giống biến động 9,2 – 12,8 quả. Giống LDH.12 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (12,8 quả), cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.01 có số quả chắc ít nhất (9,2 quả) nhưng chưa thấy có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống LDH.01 có trọng lượng 100 quả cao nhất (169,4 g), cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 19 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất 4 – 20 (143,9 g). Tuy nhiên, giống LDH.01 là giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất (53,3 g), giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất là giống 7 – 1 (65,3 g) và cũng đã cho thấy có sự khác biệt giữa các giống.

Giống LDH.01 lại là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (73,1 %), tuy không có sự khác biệt với giống LDH.12 (72,8 %) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D30 và 7 – 1 là 2 giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (68,5 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 24,7 – 37,9 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (37,9 tạ/ha), tuy chưa cho thấy có sự khác biệt với giống D30 (35,1 tạ/ha) nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là 7 – 1 (24,7 tạ/ha).

3.3.3.3. Tình hình sâu bệnh hại

Qua kết quả nghiên cứu bảng 20, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Hầu hết tất cả các giống đều không bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo xanh vi khuẩn. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

Bảng 20: Tình hình sâu bệnh gây hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

L14

3

3

3

0

0

++

LDH01

5

5

5

0

0

++

D30

3

3

5

0

0

++

LDH.12

5

5

5

0

0

++

4-20

5

5

5

0

0

++

7-1

5

5

3

0

0

++

3.3.4. Đánh giá chung năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất qua 2 vụ năm 2014 và 1 vụ năm 2015

Số cây thực thu dao động 23,9 – 30,0 cây/m2, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm. Giống 4 – 20 là giống có số cây thực thu cao nhất 30,0 cây/m2, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với giống có số cây thực thu thấp nhất 7 – 1 (23,9 cây/m2) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống thí nghiệm còn lại trong bảng 21.

Số quả chắc của các giống biến động 9,9 – 13,3 quả. Giống LDH.12 lại là giống có số quả chắc nhiều nhất (13,3 quả), cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.01 có số quả chắc ít nhất (9,9 quả) cũng như có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống LDH.12 là giống có trọng lượng 100 quả cao nhất (162,9 g), cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 19 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất 4 – 20 (141,8 g). Tuy nhiên, giống 4 – 20 lại là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (63,1 g), chưa cho thấy có sự khác biệt với giống LDH.12 (62,9 g) nhưng đã cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại, giống co trọng lượng 100 hạt thấp nhất là LDH.01 (52,8 g).

Giống LDH.01 là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (70,7 %), cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D30 là  giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (66,0 %).

Do có chênh lệch giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 23,2 – 31,5 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (31,5 tạ/ha), cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là 7 – 1 (23,2 tạ/ha).

Bảng 21: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bình quân năm 2014 – 2015

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

L14

29,3 a

11,6 b

143,2 e

55,3 c

67,0 d

27,1 b

LDH.01

29,1 a

9,9 c

152,9 d

52,8 d

70,7 a

23,3 c

D30

28,9 a

11,0 bc

156,1 c

59,9 b

66,0 e

26,3 b

LDH.12

29,9 a

13,3 a

162,9 a

62,9 a

69,4 b

31,5 a

4-20

30,0 a

11,3 b

141,8 e

63,1 a

68,1 c

26,3 b

7-1

23,9 b

11,3 b

158,3 b

58,8 b

66,4 de

23,2 c

CV %

2,88

5,35

0,77

1,42

0,63

3,89

LSD0,05

1,50

1,11

2,15

1,52

0,78

1,86

3.4. Kết quả đánh giá chính quy sinh trưởng và năng suất của giống lạc LDH.12 tại Bình Nam – Thăng Bình – Quảng Nam.

3.4.1. Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Bảng 22: Hình thái, sinh trưởng và phát triển

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Số cành cấp 1/cây (cành/cây)

L14

95

34,3 c

4,9

LDH01

90

40,4 b

4,6

D30

95

28,3 d

4,6

LDH.12

94

42,2 ab

4,6

4-20

91

33,0 c

5,0

7-1

94

35,2 c

4,7

Sẻ Q. Nam (ĐC)

80

46,2 a

4,3

CV %

6,41

5,61

LSD0,05

4,23

ns

Bảng 22 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động 80 – 95 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống Sẻ Quảng Nam (92 ngày), dài nhất là L14 và D30 (95 ngày).

Chiều cao cây của các giống dao động 33,0 – 46,2 cm. Giống có chiều cao cây tốt nhất là Sẻ Quảng Nam (46,2 cm), chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với giống LDH.12 (42,2 cm) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 18 cũng như có sự khác biệt với giống 4 – 20 là giống có chiều cao cây thấp nhất (33,0 cm).

Số cành cấp 1 của các giống biến động 4,3 – 5,0 cành, nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm.

3.4.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Qua bảng 23 thấy rằng số cây thực thu dao động 21,9 – 29,2 cây/m2, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các giống thí nghiệm.

Số quả chắc của các giống biến động 9,7 – 13,8 quả. Giống Sẻ Quảng Nam là giống có số quả chắc nhiều nhất (13,8 quả), tuy chưa có sự khác biệt với giống LDH.12 (12,4 quả) nhưng đã cho thấy có sự khác biệt với giống L14 và D30 có số quả chắc ít nhất (9,7 quả) và cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại.

Giống LDH.12 có trọng lượng 100 quả cao nhất (159,8 g), cho thấy có sự khác biệt với các giống khác trong bảng 16 cũng như giống có trọng lượng 100 quả thấp nhất Sẻ Quảng Nam (90,0 g). Tuy nhiên, giống 4 – 20 lại là giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất (59,7 g), không có sự khác biệt với giống LDH.12 (59,4 g) và giống 7 – 1 (58,2 g) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là giống Sẻ Quảng Nam (40,3 g).

Thế nhưng, giống Sẻ Quảng Nam lại là giống có tỷ lệ nhân cao nhất (75,6 %), cho thấy có sự khác biệt với các giống còn lại. Giống D30 và 7 – 1 là giống có tỷ lệ nhân thấp nhất (63,8 %).

Từ những sự sai khác giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các giống cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các giống biến động khoảng 17,9 – 25,7 tạ/ha. Giống LDH.12 là giống có năng suất thực thu cao nhất (25,7 tạ/ha), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là Sẻ Quảng Nam (17,9 tạ/ha).

Bảng 23: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

L14

25,7 bc

9,7 b

139,6 c

52,7 b

67,0 bc

19,2 bc

LDH01

24,0 cd

9,9 b

140,4 c

52,4 b

69,2 b

18,7 bc

D30

24,7 bcd

9,7 b

154,2 b

54,3 b

63,8 d

20,5 bc

LDH.12

29,2 a

12,4 a

159,8 a

59,4 a

66,1 cd

25,7 a

4-20

27,5 ab

10,3 b

142,6 c

59,7 a

69,3 b

20,9 b

7-1

21,9 d

10,2 b

154,8 b

58,2 a

63,8 d

20,1 bc

Sẻ Q. Nam (ĐC)

26,9 abc

13,8 a

90,0 d

40,3 c

75,6 a

17,9 c

CV %

6,58

7,05

1,97

2,03

2,54

7,42

LSD0,05

3,00

1,36

4,91

1,94

3,07

2,70

3.4.3. Tình hình sâu bệnh hại

Bảng 24: Tình hình sâu bệnh gây hại

Giống

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

L14

3

3

3 – 5

1,7

0,0

++

LDH01

3 – 5

3

3

7,3

5,7

++

D30

3

5

3

1,7

0,7

++

LDH.12

5

3

3 – 5

0,7

0,0

++

4-20

3 – 5

3

3 – 5

1,7

0,0

++

7-1

3 – 5

3

3

8,7

0,0

++

Sẻ Q. Nam (ĐC)

3 – 5

3 – 5

3

4,0

3,3

++

Qua kết quả nghiên cứu bảng 24, các giống thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Hầu hết tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen với tỷ lệ bệnh là 0,7 – 4,0 %; giống bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen nhẹ nhất là LDH.12 0,7 % và nặng nhất là 7 – 1 (8,7 %). Bệnh héo xanh vi khuẩn xuất hiện ở các giống LDH.01, D30 và Sẻ Quảng Nam với tỷ lệ 0,7 – 5,7 %. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

3.5. Ảnh hưởng của các mật độ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển, năng suất của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

3.5.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Qua bảng 25 thấy rằng số cây thực thu dao động 29,1 – 58,2 cây/m2, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức thí nghiệm.

Số quả chắc của các công thức biến động 6,8 – 13,0 quả. Công thức M1 là công thức có số quả chắc nhiều nhất (13,0 quả), cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại. Công thức M4 là công thức có số quả chắc ít nhất (6,8 quả).

Tuy vậy, công thức M4 lại là công thức có trọng lượng 100 quả cao nhất (170,9 g), cho thấy có sự khác biệt với công thức có trọng lượng 100 quả thấp nhất là M3 (160,5 g) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các công thức còn lại.

Đối với trọng lượng 100 hạt của các công thức thì chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Trọng lượng 100 hạt của các công thức dao động khoảng 65,5 – 66,8 g. Tương tự, tỷ lệ nhân của các công thức biến động 59,4 – 60,7 % và cũng không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Từ những sự sai khác giữa các yếu tố cấu thành năng suất nên năng suất thực thu của các công thức cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Năng suất thực thu của các công thức biến động khoảng 33,0 – 36,7 tạ/ha. Công thức M4 là công thức có năng suất thực thu cao nhất (36,7 tạ/ha), có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với công thức có năng suất thực thu thấp nhất là công thức M1 (33,0 tạ/ha) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt nào với các công thức còn lại. Từ đó có thể thấy răng việc tăng mật độ thích hợp cũng góp phần nào tăng năng suất thực thu.

Bảng 25: Ảnh hưởng của các mật độ gieo trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Mật độ

Số cây thực thu (cây/m2)

Số quả chắc (quả)

Trọng lượng 100 quả (g)

Trọng lượng 100 hạt (g)

Tỷ lệ nhân (%)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

M1

29,1 d

13,0 a

168,4 a

65,5

60,4

33,0 b

M2

38,6 c

12,7 b

168,5 a

66,8

60,7

35,8 a

M3

48,6 b

10,5 c

160,5 b

66,4

59,4

35,3 ab

M4

58,2 a

6,8 c

170,9 a

66,8

60,7

36,7 a

CV %

2,18

11,03

1,30

1,83

3,24

3,52

LSD0,05

1,90

2,15

4,35

ns

ns

2,47

3.5.2. Tình hình sâu bệnh hại

Bảng 26: Sâu bệnh gây hại

Mật độ

Bệnh gỉ sắt (1 – 9)

Bệnh đốm nâu (1 – 9)

Bệnh đốm đen (1 – 9)

Bệnh héo rũ gốc mốc đen (%)

Bệnh héo xanh vi khuẩn (%)

Rầy xanh

M1

5

3

3

0

0

++

M2

5

3

3

0

0

++

M3

5

3

3

0

0

++

M4

5

3

3

0

0

++

Từ bảng 26, các công thức thí nghiệm bị nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đốm đen (cấp 3 – 5). Hầu hết tất cả các công thức đều không bị nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo xanh vi. Qua thời gian thí nghiệm cũng ghi nhận có rầy xanh xuất hiện gây hại ở mức độ phổ biến (++).

3.6. Ảnh hưởng của các loại phân Kali và lượng bón phân Kali đến sinh trưởng và phát triển, năng suất của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

3.6.1. Ảnh hưởng của các loại phân Kali và lượng bón phân Kali đối với số cây thực thu, số quả chắc và khối lượng 100 quả của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

Bảng 27: Ảnh hưởng của các loại phân kali và mức bón phân kali đến số cây thực thu, số quả chắc và trọng lượng 100 quả

Công thức

Số cây thực thu (cây/m2)

Trung bình

Số quả chắc (quả)

Trung bình

Khối lượng 100 quả (g)

Trung bình

L1

L2

L1

L2

L1

L2

K0

28,3

28,3

28,3

11,6

11,8

11,7 b

163,5

163,3

163,4 b

K1

28,4

28,6

28,5

13,4

13,0

13,2 a

166,9

167,7

167,3 a

K2

28,3

28,6

28,5

13,4

14,4

13,9 a

167,8

169,8

168,8 a

K3

28,6

28,3

28,5

14,3

13,7

14,0 a

166,9

165,0

165,9 ab

K4

28,6

28,6

28,6

13,9

14,7

14,3 a

167,7

166,6

167,1 a

Trung bình

28,5

28,5

13,3

13,5

166,6

166,5

CV %

1,34

7,86

1,55

LSD (L1, L2)

ns

ns

ns

LSD (K0 – K4)

ns

1,29

3,16

LSD0,05

ns

ns

ns

Từ bảng 27 thấy rằng các loại phân kali khác nhau và các mức bón phân kali khác nhau đều không tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số cây thực thu của giống lạc LDH.12. Số cây thực thu của 2 loại phân kali là tương đương nhau 28,5 cây/m2. Số cây thực thu của các mức bón phân kali biến động 28,3 – 28,6 cây/m2. Xét tương tác tương hỗ của 2 yếu tố loại phân kali và mức bón phân kali cũng không cho thấy có sự khác biệt, số cây thực thu cao nhất là của các công thức L1K3, L1K4, L2K1, L2K2, L2K4 (28,6 cây/m2), thấp nhất là công thức L1K0 và L2K0 (28,3 cây/m2).

Đối với loại phân bón L2 (K2SO4) có số quả chắc là 13,5 quả, cao hơn so với loại phân L1 (KCl) (13,3 quả) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, các mức bón phân khác nhau đã có sự khác biệt về mặt thống kê; mức bón phân K4 có số quả chắc cao nhất (14,3 quả) có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với mức phân bón có số quả chắc thấp nhất K0 (11,7 quả) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các mức bón phân còn lại. Xét tương tác tương hỗ của 2 yếu tố loại phân và mức bón phân thì chưa cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức, số quả chắc dao động 11,6 – 14,7 quả.

Tương tự như số quả chắc, trọng lượng 100 quả của các mức phân bón cũng cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê; mức phân bón K2 có trọng lượng 100 quả cao nhất (168,8 g) có sự khác biệt so với mức phân bón K0 (163,4 g) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê với các mức phân bón còn lại. Các loại phân khác nhau cũng như tương tác giữa các loại phân và mức bón phân đều có khối lượng 100 quả không có sự khác biệt về mặt thống kê. Khối lượng 100 quả các loại phân biến động 166,5 – 166,6 g. Đối với tương tác giữa các loại phân và mức bón phân khối lượng 100 quả dao động 163,3 – 169,8 g.

3.6.2. Ảnh hưởng của các loại phân Kali và lượng bón phân Kali đối với khối lượng 100 hạt, tỷ lệ nhân và năng suất thực thu của giống lạc LDH.12 tại Cát Hải – Phù Cát – Bình Định.

Khối lượng 100 hạt của các loại phân là 66,7 – 67,3 g, đối với các mức bón phân dao động 66,3 – 67,5 g không cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê. Do vậy, tương tác tương hỗ giữa 2 yếu tố có khối lượng 100 hạt biến thiên 65,2 – 67,9 g cũng không cho thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa.

Tương tự đối với chỉ tiêu tỷ lệ nhân cũng chưa thấy có sự khác biệt của các yếu tố đơn cũng như tương tác giữa 2 yếu tố loại phân kali và mức bón phân kali. Tỷ lệ nhân loại phân L2 là 61,2 % cao hơn loại phân L1 (60,5 %). Mức bón phân K4 có tỷ lệ nhân thấp nhất (59,8 %), cao nhất là mức bón phân K0 (61,9 %). Tương tác giữa 2 yếu tố có tỷ lệ nhân dao động khoảng 59,1 – 62,1 %.

Năng suất thực thu của loại phân L1 là 34,1 tạ/ha cao hơn loại phân L2 (33,6 tạ/ha). Đối với các mức bón phân khác nhau đã cho thấy có sự khác biệt về năng suất, mức bón phân K2 có năng suất thực thu cao nhất (35,1 tạ/ha) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức bón phân có năng suất thực thu thấp nhất K0 (31,2 tạ/ha) nhưng chưa cho thấy có sự khác biệt với các mức bón phân còn lại. Vì chưa có sự khác biệt giữa các yếu tố cấu thành năng suất do tương tác của 2 yếu tố đã làm cho năng suất thực thu với tương tác của 2 yếu tố cũng không có sự khác biệt; công thức có năng suất thực thu cao nhất là L1K3 (36,2 tạ/ha), thấp nhất là công thức L2K0 (31,0 tạ/ha).

Bảng 27: Ảnh hưởng của các loại phân kali và mức bón phân kali đến số cây thực thu, số quả chắc và trọng lượng 100 quả

Công thức

Khối lượng 100 hạt (g)

Trung bình

Tỷ lệ nhân (%)

Trung bình

Năng suất thực thu (tạ/ha)

Trung bình

L1

L2

L1

L2

L1

L2

K0

66,8

67,5

67,1

61,7

62,1

61,9

31,4

31,0

31,2 b

K1

67,2

67,5

67,3

61,5

61,2

61,3

33,5

32,6

33,0 ab

K2

67,9

67,0

67,5

60,7

62,1

61,4

34,7

35,6

35,1 a

K3

67,0

66,5

66,7

59,1

60,6

59,9

36,2

33,8

35,0 a

K4

67,5

65,2

66,3

59,3

60,2

59,8

34,6

34,8

34,7 a

Trung bình

67,3

66,7

60,5

61,2

34,1

33,6

CV %

2,31

2,63

6,12

LSD (L1, L2)

ns

ns

ns

LSD (K0 – K4)

ns

ns

2,53

LSD0,05

ns

ns

ns

3.7. Kết quả khảo nghiệm VCU (Nguồn: Trung Tâm Giống Cây Trồng, Phân Bón & Vật Nuôi Duyên Hải Nam Trung Bộ – Tp. Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi)

3.7.1. Đặc điểm hình thái của các giống lạc

Số liệu ở bảng 28 cho thấy:

- Về dạng cây: có 02 giống LDH.11 và LDH.12 có dạng cây đứng, các giống còn lại có dạng cây nửa đứng;

- Về màu vỏ hạt: tất cả 05 giống khảo nghiệm có vỏ hạt màu trắng hồng;

- Tỷ lệ quả 1 hạt của 05 giống khảo nghiệm dao động từ 4,0-10,4 (vụ XH) và từ 9,8-29,6 (vụ HT); tỷ lệ quả 1 hạt của các giống lạc trong vụ Hè thu cao hơn trong vụ Xuân hè; giống cho tỷ lệ quả 1 hạt cao nhất trong cả 2 vụ là LDH.11;

- Tất cả 05 giống khảo nghiệm không có quả 3 hạt trong cả vụ XH và HT.

Bảng 28. Một số đặc điểm hình thái của các giống lạc khảo nghiệm VCU 2014

TT

Tên giống

Dạng cây

% quả 01 hạt

% quả 03 hạt

Màu vỏ hạt

XH

HT

XH

HT

1

LDH.01

Nửa đứng

-

15,6

-

28,1

Trắng hồng

2

LDH.04

Nửa đứng

-

9,8

-

2,2

Trắng hồng

3

LDH.09

Nửa đứng

10,4

9,8

0,0

0,0

Trắng hồng

4

LDH.10

Nửa đứng

5,9

10,4

0,0

0,0

Trắng hồng

5

LDH.11

Đứng

9,5

29,6

0,0

0,0

Trắng hồng

6

LDH.12

Đứng

6,5

13,1

0,0

0,0

Trắng hồng

7

LDH.13

Nửa đứng

4,0

13,4

0,0

0,0

Trắng hồng

8

LDH.14

Nửa đứng

-

19,9

-

0,0

Trắng hồng

9

SVL1

Nửa đứng

1,9

6,7

18,6

9,1

Trắng hồng

10

AIQ98

Nửa đứng

-

10,1

-

2,5

Trắng hồng

11

AIQ99

Nửa đứng

-

13,9

-

2,4

Trắng hồng

12

Sẻ Gia Lai (đ/c)

Nửa đứng

3,9

25,3

1,7

6,9

Trắng hồng

3.7.2. Tình hình sinh trưởng và phát triển  của các giống lạc

Bảng 29. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống lạc khảo nghiệm VCU 2014

TT

Tên giống

Gieo-ra hoa, ngày

TGST, ngày

Cao cây, cm

Cành cấp I

XH

HT

XH

HT

XH

HT

XH

HT

1

LDH.01

-

25

-

102

-

89,9

-

4,3

2

LDH.04

-

25

-

99

-

79,5

-

4,3

3

LDH.09

45

26

117

102

46,4

68,1

4,3

4,3

4

LDH.10

44

25

114

100

41,1

82,6

4,4

4,0

5

LDH.11

43

25

113

99

33,8

53,8

4,4

4,6

6

LDH.12

46

25

117

102

34,9

58,0

4,4

3,7

7

LDH.13

46

25

117

102

37,4

62,8

4,7

4,7

8

LDH.14

-

25

-

102

-

80,3

-

4,7

9

SVL1

45

25

115

102

47,8

85,3

4,2

4,0

10

AIQ98

-

25

-

102

-

66,3

-

4,2

11

AIQ99

-

25

-

102

-

69,9

-

4,4

12

Sẻ Gia Lai (đ/c)

43

25

113

100

43,5

70,1

4,7

4,3

Kết quả thu được ở bảng 29 chỉ rõ:

- TGST của 05 giống lạc khảo nghiệm biến động từ 113-117 ngày (vụ XH) và từ 99-102 ngày (vụ HT) tương đương Sẻ Gia Lai (đ/c). Giống có TGST ngắn nhất trong cả 2 vụ là LDH.11. TGST của các giống lạc trong vụ XH thường dài hơn trong vụ HT khoảng 2 tuần và chủ yếu là do kéo dài thời gian từ gieo đến ra hoa.

- Chiều cao cây của các giống lạc khảo nghiệm đạt từ 33,8-46,4 cm (vụ XH) và từ 53,8-82,6 cm (vụ HT). Các giống lạc thân đứng LDH.11 và LDH.12 có chiều cao thấp hơn so với các giống thân nửa đứng trong cả 2 vụ XH và HT.

- Các giống lạc khảo nghiệm có số cành cấp I tương đương nhau trong cả vụ XH và HT và dao động từ 3,7-4,7 cành/cây.

3.7.3. Khả năng chóng chịu bệnh hại chính của các giống lạc

Qua theo dõi, đánh giá tình hình sâu bệnh hại của các giống lạc khảo nghiệm trong cả vụ XH và vụ HT tại tỉnh Quảng Ngãi cho thấy mức độ nhiễm các bệnh hại chính ở mức nhẹ và trung bình (bảng 30).

Bảng 30. Khả năng chóng chịu bệnh hại chính của các giống lạc khảo nghiệm VCU 2014

TT

Tên giống

Gỉ sắt (điểm 1-9)

Đốm nâu (điểm 1-9)

Đốm đen (điểm 1-9)

Héo xanh (điểm 1-3)

XH

HT

XH

HT

XH

HT

XH

HT

1

LDH.01

-

3

-

3

-

3

-

1

2

LDH.04

-

3

-

3

-

3

-

1

3

LDH.09

3

3

3

3

3

3

1

1

4

LDH.10

3

5

3

5-7

3

5-7

1

1

5

LDH.11

3

5

3

5-7

3

5-7

1

1

6

LDH.12

3-5

3-5

3

5

3

5

1

1

7

LDH.13

3

3

3

3

3

3

1

1

8

LDH.14

-

5

-

5-7

-

5-7

-

1

9

SVL1

5

3

5

3-5

5

3-5

1

1

10

AIQ98

-

3-5

-

3-5

-

3-5

-

1

11

AIQ99

-

3-5

-

3-5

-

3-5

-

1

12

Sẻ Gia Lai (đ/c)

5

5

5

5

5

5

1

1

3.7.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc

Số liệu thu được trong các bảng 31 và 32 cho thấy:

- Số quả chắc/cây của 05 giống lạc khảo nghiệm dao động từ 9,6-10,9 quả/cây (vụ XH) và từ 11,5-14,2 quả/cây (vụ HT); Trong vụ HT các giống lạc cho số quả chắc/cây cao hơn vụ XH trung bình 25,4%.

- Khối lượng 100 quả của các giống lạc khảo nghiệm đạt từ 159,0-192,1g (vụ XH) và từ 117,2-145,0g (vụ HT); giống cho khối lượng 100 quả cao nhất là LDH.09.

- Khối lượng 100 hạt của các giống lạc dao động từ 64,4-70,7g (vụ XH) và từ 56,3-59,3g (vụ HT); Khối lượng 100 quả và 100 hạt của các giống lạc khảo nghiệm trong vụ XH thường đạt cao hơn vụ HT.

- Tỷ lệ nhân/quả của các giống lạc khảo nghiệm đạt từ 64,7-77,7% (vụ XH) và từ 65,4-75,4% (vụ HT); giống luôn đạt tỷ lệ nhân/quả cao nhất là LDH.11.

- Các giống lạc khảo nghiệm đều cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với gống Sẻ Gia Lai (đ/c) và biến động từ 27,1-30,7 tạ/ha (vụ XH) và từ 27,1-30,2 tạ/ha (vụ HT). Tất cả 05 giống lạc khảo nghiệm cho năng suất quả vượt đối chứng từ 44,9-61,5%.

Bảng 31. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc khảo nghiệm VCU 2014

TT

Tên giống

Tống số quả/cây

Số quả chắc/cây

P100 quả, gam

P100 hạt, gam

XH

HT

XH

HT

XH

HT

XH

HT

1

LDH.01

-

11,8

-

11,1

-

130,0

-

41,1

2

LDH.04

-

16,7

-

13,7

-

137,9

-

58,3

3

LDH.09

10,5

17,9

9,6

13,3

192,1

145,0

70,1

59,3

4

LDH.10

11,2

11,5

10,8

11,5

172,5

138,6

64,5

57,8

5

LDH.11

11,1

15,3

10,9

14,0

159,0

117,2

66,7

56,6

6

LDH.12

11,8

15,8

9,7

14,2

179,3

139,7

64,4

56,3

7

LDH.13

11,1

17,2

10,0

14,1

184,9

142,3

70,7

59,2

8

LDH.14

-

14,0

-

12,2

-

128,0

-

54,0

9

SVL1

11,8

14,4

10,8

12,5

155,5

127,6

54,5

49,2

10

AIQ98

-

17,1

-

14,5

-

135,6

-

58,7

11

AIQ99

-

15,9

-

12,7

-

148,0

-

58,9

12

Sẻ Gia Lai (đ/c)

15,2

17,8

13,5

16,3

118,1

88,3

44,5

37,5

Bảng 32. Năng suất của các giống lạc khảo nghiệm VCU 2014

TT

Tên giống

Tỉ lệ nhân/quả, (%)

Năng suất thực tế, (tạ/ha)

Năng suất so với đ/c, (%)

XH

HT

XH

HT

XH

HT

1

LDH.01

-

72,7

-

23,1

-

23,5

2

LDH.04

-

68,6

-

28,9

-

54,5

3

LDH.09

64,7

68,1

28,5

29,3

28,4

56,7

4

LDH.10

70,8

67,7

30,7

28,9

38,3

54,5

5

LDH.11

77,7

75,4

28,0

27,1

26,1

44,9

6

LDH.12

66,8

65,4

27,1

29,3

22,1

56,7

7

LDH.13

68,8

67,6

29,3

30,2

32,4

61,5

8

LDH.14

-

71,2

-

23,1

-

23,5

9

SVL1

68,8

66,9

24,4

25,3

9,9

35,3

10

AIQ98

-

72,6

-

30,7

-

64,2

11

AIQ99

-

71,0

-

29,8

-

59,4

12

Sẻ Gia Lai (đ/c)

71,8

76,1

22,2

18,7

-

-

CV (%)

-

-

5,9

4,3

-

-

LSD.05

-

-

2,2

2,0

-

-

3.8. Kết quả khảo nghiệm thích nghi vùng sinh thái của giống lạc LDH.12

Năng suất giống lạc LDH.12 được khảo nghiệm ở các vùng sinh thái trên đất nhiễm mặn xã Cát Hải – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, qua 2 vụ Xuân Hè năm 2013 và 2015 vượt trội hơn so với đối chứng L14. Vụ Xuân Hè năm 2013, năng suất thực thu cao nhất là giống lạc LDH.12 (27,7 tạ/ha), tuy chưa có sự khác biệt với giống D6 (25,0 tạ/ha) và D3 (25,3 tạ/ha) nhưng lại cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giống đối chứng L14 (23,3 tạ/ha), vươt hơn so với đối chứng 18,88 %; tương tự vụ Xuân Hè năm 2015, khảo nghiệm trên đất nhiễm mặn thấy được giống lạc LDH.12 đạt năng suất 30,0 tạ/ha, vượt hơn với đối chứng L14 (24,3 tạ/ha) là 23,68 %; đồng thời cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 0,05 % so với các giống còn lại (số liệu bảng 33).

Bảng 33. Năng suất giống lạc LDH.12 ở các tiểu vùng sinh thái

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

Hệ số biến động và sai số thí nghiệm

% tăng, giảm năng suất so với đối chứng

- Vụ Xuân hè năm 2013, trên đất nhiễm mặn, Cát Hải – Phù Cát – Bình Định

D3

94

25,3 ab

CV % = 7,06

LDS0,05 = 3,28

8,58

D6

91

25,0 abc

7,30

LDH.12

93

27,7 a

18,88

L23

96

22,0 c

-5,58

L14 (ĐC)

92

23,3 bc

0,00

- Vụ Xuân hè năm 2015, trên đất nhiễm mặn, Cát Hải – Phù Cát – Bình Định

L23

97

23,2 b

CV % = 8,64

LDS0,05 = 3,98

-4,29

L14 (ĐC)

93

24,3 b

0,00

LDH.12

93

30,0 a

23,68

4 – 3

93

20,9 b

-13,68

5 – 13 – 1

97

23,9 b

-1,60

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

Giống lạc LDH.12 có thời gian sinh trưởng dao động 94 – 114 ngày, nhiễm nhẹ và trung bình với các bệnh gỉ sắt, đốm nâu và đóm đen (3 – 5), khả năng kháng  héo xanh biến và héo rũ gốc mốc đen tốt (điểm 1, bảng 30). Năng suất bình quân từ năm 2012 – 2015 biến động 28,8 – 31,5 tạ/ha; trong các vùng đất nhiễm mặn khắc nhau, giống LDH.12 đạt năng suất 27,7 – 30,0 tạ/ha, vượt hơn so với đối chứng L14 (23,2 -23,3 tạ/ha) là 18,88 – 23,68 %.

4.2. Đề nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá của một số địa phương, kính đề nghị Hội đồng Khoa học Công nghệ Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống lạc LDH.12 là giống sản xuất thử trên đất nhiễm mặn ven biển để làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Huy Cường et al., 2006. Kết quả tuyển chọn giống lạc năng suất cao cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Tạp chí KH&CN Nông nghiệp Việt Nam, trang 63-70, số 2(3)/2007.

2. Hoàng Minh Tâm et al., 2009. Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển một số giống lạc, đậu tương, đậu xanh có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện sinh thái khó khăn vùng DHNTB. Báo cáo tổng kết nghiên cứu KH&PTCN, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB.

3. Hoàng Minh Tâm et al., 2009. Nghiên cứu các giải pháp KHCN khai thác có hiệu quả vùng đất cát ven biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Báo cáo tổng kết nghiên cứu KH&PTCN, Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB.

4. Bộ Nông nghiệp&PTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

Tin cùng chuyên mục