Xây dựng mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh NTB

admin29/03/2023 09:14 AM

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2023

1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Đức Thọ

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Nguyễn Đức Thọ, Vũ Văn Khuê, Nguyễn Thị Như Thoa, Trần Minh Hải, Hoàng Thúy Nga, Võ Xuân Hoàng, Nguyễn Anh Thương, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Hòa Hân, Đoàn Thị Mỹ Tài.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

4.1. Mục tiêu tổng thể:

Áp dụng đồng bộ các giải pháp KHCN trong canh tác lúa (giống mới, giảm lượng giống bằng sạ hàng và sạ cụm thay cho sạ lan; tăng hiệu suất sử dụng phân bón thông qua bón phân cân đối, sử dụng phân bón thế hệ mới, tin dụng và xử lý triệt để phế phục phẩm; tưới nước và sử dụng thuốc BVTV hợp lý; cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch) để giảm ít nhất 15% chi phí đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển SX lúa bền vững tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp: sử dụng phân bón thế hệ mới, bón cân đối, sử dụng nước, thuốc BVTV hợp lý; ứng dụng cơ giới hoá đồng bộ: làm đất, máy sạ hàng thay cho sạ lan, phun thuốc BVTV, thu hoạch:

+ Sản xuất được 300 ha lúa, năng suất bình quân ≥ 6,5 tấn/ha.

+ Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với đại trà, chi phí đầu vào giảm tối thiểu 15% so với đại trà và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng mô hình THT/HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi: 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - bảo quản - chế biến) gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và phát triển bền vững. Tiêu thụ ≥ 60% sản phẩm.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền, nhân rộng mô hình ≥ 15% so với quyết định được duyệt.

5. Các nội dung nhiệm vụ:

5.1. Xây dựng mô hình trình diễn:

5.1.1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào

- Quy mô: 300 ha (2 mô hình: 12 điểm/2 vụ/2 năm)

- Thời gian thực hiện: 2 năm (từ năm 2023- 2024)

- Địa điểm: Tại Bình Định (08 điểm) và Phú Yên (04 điểm).

Địa điểm, quy mô các mô hình:

Mô hình

Năm/ địa điểm

Tổng cộng

Năm 2023

Năm 2024

Bình Định

(ha)

Phú Yên

(ha)

Bình Định

(ha)

Phú Yên

(ha)

Mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào vụ Hè Thu 2023

100

50

-

-

150

Mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào vụ Đông Xuân 2023 - 2024

-

-

100

50

150

Tổng cộng

100

50

100

50

300

Dự kiến số hộ tham gia các mô hình:

Mô hình

Địa điểm/ diện tích/ 2 năm

Số hộ tham gia dự kiến

Tổng cộng

(người)

Bình Định

(ha)

Phú Yên

(ha)

Bình Định

(người)

Phú Yên

(người)

Mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào vụ Hè Thu 2023

100

50

500

250

750

Mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào vụ Đông Xuân 2023 - 2024

100

50

500

250

750

Tổng cộng

200

100

1.000

500

1.500

* Vật tư, thiết bị dự kiến áp dụng:

- Giống lúa sử dụng: Giống BĐR57 và BĐR99 cấp xác nhận trở lên (đạt chất lượng theo QCVN 01–54: 2011/BNNPTNT), lượng hạt giống lúa: 70 kg/ha.

- Chủng loại máy/thiết bị áp dụng cho dự án được phép lưu hành trong sản xuất và phù hợp theo điều kiện từng địa phương:

+ Các máy móc thiết bị ứng dụng trong khâu làm đất (cày, xới, trục trạc, ...) đảm bảo mặt bằng đồng ruộng.

+ Khâu gieo sạ: Sạ hàng bằng công cụ (ở những điểm/ruộng có diện tích nhỏ hoặc mặt bằng đồng ruộng không bằng phẳng) và thử nghiệm ứng dụng máy sạ cụm, có công suất vận hành phù hợp với địa hình vùng đất ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, thiết bị - linh kiện phụ tùng dễ dàng tìm mua để thay thế, khả năng vận hành trên đồng ruộng tốt,…

+ Khâu thu hoạch: ứng dụng máy gặt đập liên hợp hiện có tại địa phương (Kobuta).

Tổng lượng giống, vật tư và thiết bị sử dụng cho 300ha lúa trong dự án

TT

Chủng loại

ĐVT 

Số lượng 

Ghi chú

1

Giống lúa

Kg

10.500

2

Đạm uê

Kg

58.590

3

Lân super

Kg

127.260

4

Kali clorua

Kg

35.070

5

Phân hữu cơ vi sinh

Kg

600.000

6

Thuốc BVTV

1.000đ

300.000

7

Thiết bị sạ cụm gắn máy cày (kéo)

Cái

2

* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng:

Áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ sử dụng giống cấp xác nhận để gieo sạ với mật độ gieo sạ 70 kg/ha bằng máy sạ cụm hoặc gieo hàng bằng công cụ sạ hàng, bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa, tránh bón thừa phân đạm, thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để giảm lượng thuốc BVTV, sử dụng các loại thuốc có hoạt chất trong danh mục được phép sử dụng, quản lý nước bằng tưới ngập khô xen kẽ hoặc cắt giảm phiên cấp nước vào những thời điểm cây lúa không cần nhiều nước, từ đó góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch.

5.1.2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Thực hiện tổ chức quản lý sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa THT/HTX gắn với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ ≥ 60% sản phẩm (sản lượng ≥ 1.170 tấn), đảm bảo lợi nhuận cao hơn tối thiểu 15% so với sản xuất đại trà.

- Quy mô: 02 Mô hình

+ Tổ chức họp thảo luận về kế hoạch sản xuất, trách nhiệm, phương thức thu mua...: Số lượng 50 người/HN x 1HN/tỉnh x 2 tỉnh

+ Tập huấn nâng cao năng lực quản lý sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Số lượng 10 người/lớp x 01 lớp/tỉnh x 2 tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 2 năm (từ năm 2023- 2024)

- Địa điểm: Tại Bình Định và Phú Yên

- Đối tượng dự kiến tham gia trong chuỗi liên kết: Thành viên các HTX, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Tại Bình Định: Các HTX NN liên kết với Doanh nghiệp Thạnh Hương (xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, Bình Định).

+ Tại Phú Yên: Các HTX DVNN liên kết với Doanh nghiệp Tú Loan (thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa).

- Các thành viên trong chuỗi phải ký kết hợp đồng kinh tế cụ thể về bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư và giống đầu vào, … phải bao gồm các yếu tố sau:

+ Phải đầy đủ tính pháp lý, có ràng buộc rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi cụ thể của các thành viên tham gia trong chuỗi.

+ Các thành viên cùng chia sẻ những lợi nhuận và rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của chuỗi.

+ Có quy định rõ quy trình cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; mua bán sản phẩm; giao nhận vật tư, sản phẩm giữa các bên; đối chiếu công nợ; phương thức tài trợ tín dụng, giải ngân, thanh toán, thu nợ, trả nợ,… để các thành viên thấy rõ lợi ích hơn khi tham gia vào chuỗi để từ đó thực hiện nghiêm túc, đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã ký kết.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Nông Nghiệp & PTNT, TT Dịch vụ Nông nghiệp, UBND Xã,... chọn những vùng sản xuất với các tiêu chí như: Sự đồng thuận của người dân, nông dân có kinh nghiệm, có vốn đối ứng,...

- Đơn vị chủ trì hướng dẫn các HTX áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. Sau đó sẽ là đầu mối kết nối các HTX với các Doanh nghiệp ở trên để ký kết bao tiêu sản phẩm.

- Tại điểm xây dựng mô hình trình diễn, tiến hành tổ chức họp lấy ý kiến xây dựng nhóm liên kết và biên soạn Quy chế hoạt động cụ thể và có sự thống nhất giữa người dân và tổ hợp tác, hợp tác xã.

Hộp văn bản: Ban quản lý 
HTX
- Quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân trong mô hình.

Mô hình liên kết hoạt động theo sơ đồ sau:

5.2. Đào tạo, tập huấn:

Tài liệu đào tạo tập huấn sẽ được dự án biên soạn cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng cho từng tỉnh, từng vùng và được phát tới tận tay các hộ nông dân tham gia mô hình.

Các đơn vị phối hợp xây dựng kế hoạch tập huấn chi tiết cho từng mô hình; thống nhất với Trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông/trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện để tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân.

Giảng viên là các nghiên cứu viên của Viện, cán bộ khuyến nông các tỉnh, huyện có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực đào tạo nông dân.

Hoạt động đào tạo huấn luyện được gắn kết với từng mô hình cụ thể cả về lý thuyết và thực tế. Trước khi triển khai các mô hình, nông dân và cán bộ kỹ thuật sẽ được tập huấn về quy trình kỹ thuật áp dụng cho từng điểm mô hình. Các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, xây dựng mô hình cho nông dân sẽ được cung cấp đầy đủ tài liệu, hướng dẫn chi tiết bằng thực tế hình ảnh, thực địa. Trao đổi, thảo luận nâng cao khả năng tiếp thu của bà con nông dân.

Nội dung đào tạo là gói kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp (giống mới, giảm lượng giống bằng sạ hàng thay cho sạ lan; tăng hiệu suất sử dụng phân bón thông qua bón phân cân đối, sử dụng phân bón thế hệ mới, tận dụng và xử lý triệt để phế phục phẩm; tưới nước và sử dụng thuốc BVTV hợp lý) nhằm giảm chi phí đầu vào, hình thức liên kết các nhà trong tổ chức sản xuất, tổ chức liên kết cung ứng vật tư, thiết bị, máy móc đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Cụ thể về số lớp, nội dung đào tạo tập huấn và số lượt nông dân tham gia cụ thể như sau:

5.2.1. Tập huấn trong mô hình:

- Số lượng lớp tập huấn và lượt nông dân tham gia:

Địa phương

Diện tích (ha)

Số mô hình/số điểm

Số lớp tập huấn (lớp)

Thời lượng tập huấn (ngày/lớp)

Số lượt nông dân dự kiến

Ghi chú

Bình Định

200

1/8

8

1

400

Phú Yên

100

1/4

4

1

200

Tổng cộng

300

2/12

12

600

- Nội dung tập huấn: Tập huấn gói kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp.

- Số lượng 12 lớp (12 lớp x 2 vụ/2 năm), trong đó Bình Định 8 lớp, Phú Yên 4 lớp.

- Đối tượng tập huấn: Là các hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào.

- Kết quả cần đạt được: Sau khi được tập huấn, học viên nắm được toàn bộ nội dung quy trình kỹ thuật để áp dụng vào xây dựng mô hình của dự án.

5.2.2. Số lớp tập huấn ngoài mô hình

- Số lượng lớp tập huấn và lượt nông dân tham gia:

Địa phương

Diện tích (ha)

Số mô hình/số điểm

Số lớp tập huấn (lớp)

Thời lượng tập huấn (ngày/lớp)

Số lượt nông dân dự kiến

Ghi chú

Bình Định

200

1/8

8

2

240

Phú Yên

100

1/4

4

2

120

Tổng cộng

300

2/12

12

360

- Nội dung tập huấn:

Giới thiệu về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của việc áp dụng đồng bộ các giải pháp KHCN trong canh tác lúa (giống mới, giảm lượng giống bằng sạ hàng thay cho sạ lan; tăng hiệu suất sử dụng phân bón thông qua bón phân cân đối, sử dụng phân bón thế hệ mới, tận dụng và xử lý triệt để phế phục phẩm; tưới nước và sử dụng thuốc BVTV hợp lý),... và tập huấn về gói kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp.

- Số lượng: 12 lớp (12 lớp x 2 vụ/2 năm), trong đó Bình Định 8 lớp, Phú Yên 4 lớp.

- Đối tượng tập huấn: Là các hộ nông dân ở trong các xã vùng dự án nhưng không tham gia trực tiếp vào mô hình và có diện tích đất đang canh tác lúa, đủ điều kiện để có thể nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong mô hình.

- Kết quả cần đạt được: Sau khi được tập huấn, học viên nắm được toàn bộ nội dung quy trình kỹ thuật của mô hình để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đáp ứng yêu cầu của dự án.

5.3. Thông tin tuyên truyền:

Các Hội nghị tổng kết mô hình, hội thảo đầu bờ sẽ được tổ chức thường xuyên để giới thiệu, quảng bá mô hình. Hội nghị là diễn đàn để cán bộ, nông dân ở các địa phương trao đổi với các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nghiệp nhằm đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và nhân nhanh các mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào có hiệu quả ra sản xuất.

Số lượng và nội dung các hội nghị, hội thảo dự kiến như sau:

5.3.1. Hội nghị tham quan mô hình:

+ Số lượng:

Địa phương

Diện tích (ha)

Số mô hình/ số điểm

Hội nghị (HN)

Số lượt nông dân dự kiến

Ghi chú

Bình Định

200

1/8

8

800

Phú Yên

100

1/4

4

400

Tổng cộng

300

2/12

12

1.200

+ Nội dung: Tham quan để giới thiệu, quảng bá và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình.

5.3.2. Hội thảo vùng miền:

+ Số lượng: 01 Hội thảo, 100 người tham gia.

+ Nội dung: Giới thiệu kết quả đạt được của các mô hình cho toàn bộ các tỉnh tham gia dự án nhằm nhân rộng các kết quả của dự án cho toàn vùng.

5.3.3. Hội nghị tổng kết mô hình:

+ Số lượng:

Địa phương

Diện tích (ha)

Số mô hình/ số điểm

Hội nghị (HN)

Số lượt nông dân dự kiến

Ghi chú

Bình Định

200

1/8

8

240

Quảng Ngãi

100

1/4

4

120

Tổng cộng

300

2/12

12

360

+ Nội dung: Đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhân rộng các mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào có hiệu quả ra sản xuất. 

5.3.4. Hội nghị tổng kết dự án:

+ Số lượng: 02 Hội nghị, 100 người tham gia.

+ Nội dung: Báo cáo các kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhân nhanh các mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào có hiệu quả ra sản xuất cho từng tỉnh trong vùng dự án.

5.3.5. Tờ rơi:

+ Số lượng: 910 tờ

+ Nội dung: Tờ rơi được thiết kế để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp theo hướng giảm chi phí đầu vào, được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu để người dân áp dụng và có hình ảnh minh họa cho từng công đoạn.

6. Thời gian thực hiện: 20 tháng, Từ tháng 05/2023 đến tháng 12/2024

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 6.291.962.000 đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  3.000.000.000 đồng

- Kinh phí đối ứng:                     3.291.962.000 đồng

Tin cùng chuyên mục