Bảo tồn nguồn gen một số cây trồng bản địa gắn với PTKT cho PNNT và vùng ĐBDT ít người tỉnh Bình Địn

admin01/11/2022 07:10 PM

1. Tên nhiệm vụ: Bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng (lúa cạn/rẫy, ngô nếp và giống sắn ngọt) có nguồn gốc bản địa gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Trương Thị Thuận

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Hồ Huy Cường, Vũ Văn Khuê, Đỗ Thị Xuân Thùy, Mạc Khánh Trang, Phan Trần Việt, Nguyễn Thị Như Thoa, Đường Minh Mạnh , Nguyễn Hòa Hân, Nguyễn Lâm Tường Vy.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

Bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng (lúa cạn/rẫy, ngô nếp và giống sắn ngọt) nhằm bảo vệ đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định.

Mục tiêu cụ thể:

- Điều tra, thu thập và xây dựng được bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của một số giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định.

- Tư liệu hóa và bảo tồn nội vi kết hợp ngoại vi được một số giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định; quy mô giống được bảo tồn 500m2/giống lúa, 1.000m2/ giống ngô, 2.000 m2/giống sắn.

- Xây dựng được mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định, quy mô mô hình các giống lúa cạn/rẫy 3,0ha, giống ngô nếp 1,0ha và sắn ngọt 1,0ha.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

* Nội dung 1: Điều tra, đánh giá, xây dựng bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của các giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy), sắn ngọt và hiện trạng canh tác, sử dụng các giống bản địa của tỉnh Bình Định.

- Công việc 1.1. Điều tra, đánh giá đặc điểm nông sinh học đặc trưng các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt.

  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2022 - 12/2022
  • Số lượng: 200 mẫu phiếu
  • Nội dung điều tra:

+ Điều tra thông tin về hiện trạng sản xuất và kiến thức bản địa về canh tác các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt.

+ Thông tin về đặc điểm giống, bao gồm các đặc điểm hình thái, nông học của các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt mà người dân có thể nhận biết.

  • Phương pháp xây dựng phiếu điều tra và điều tra

+ Phiếu điều tra các tính trạng đặc trưng của giống lúa được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12181:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-65:2011/BNNPTNT) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa. Các thông tin về giống lúa cạn/rẫy được thu thập dựa trên Phiếu mô tả và đánh giá ban đầu nguồn gen cây lúa, Ban hành kèm theo Quyết định số 144/QĐ-TTTN-KH ngày 16/5/2012 của Trung tâm tài nguyên thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Của giống ngô nếp được xây dựng dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-66 : 2011/BNNPTNT) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô; Giống sắn ngọt được xây dựng dựa trên Quy chuẩn Quốc tế của khảo nghiệm DUS giống sắn.

+ Lựa chọn các hộ gia đình có gieo trồng các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt để phỏng vấn về các đặc điểm nông sinh học đặc trưng.

+ Cán bộ tham gia điều tra sẽ tiến hành phỏng vấn về hiện trạng sản xuất, kiến thức bản địa về canh tác và đặc điểm các giống theo mẫu phiếu điều tra. Người được phỏng vấn trả lời và cán bộ điều tra ghi lại trong mẫu phiếu điều tra.

  • Kỹ thuật sử dụng:

+ Sử dụng phương thức phân tầng về không gian để chọn nông hộ canh tác các giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy), sắn ngọt bản địa;

+ Lập phiếu điều tra để làm công cụ thu thập thông tin về nguồn gốc các giống cây trồng bản địa trong đề tài; phương thức sản xuất và nhân giống, bảo quản và duy trì; kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản, sử dụng và tiêu thụ…;

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn nông hộ để thu thập các thông tin sơ cấp về nguồn gốc các giống cây trồng bản địa trong đề tài; phương thức sản xuất và nhân giống, bảo quản và duy trì; kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản, sử dụng và tiêu thụ…;

+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua chương trình phần mền máy tính Excel hoặc Statistix 8.2 để thống kê số liệu điều tra phục vụ công tác viết báo cáo;

+ Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hiện trạng sản xuất và nhân giống giống, bảo quản và duy trì; kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản, sử dụng và tiêu thụ.

  • Xây dựng chuyên đề 1: Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng canh tác, đánh giá đặc điểm nông sinh học đặc trưng các giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy), sắn ngọt bản địa của tỉnh Bình Định.

- Công việc 1.2. Xây dựng bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt.

  • Xây dựng bảng mô tả các giống lúa cạn/rẫy (500 m2/giống x 4 giống)

* Xây dựng bảng mô tả giống

Bảng các tính trạng đặc trưng của giống lúa được xây dựng dựa trên Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12181:2018 về Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-65:2011/BNNPTNT) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa. Các thông tin về giống lúa cạn/rẫy được thu thập dựa trên Phiếu mô tả và đánh giá ban đầu nguồn gen cây lúa, Ban hành kèm theo Quyết định số 144/QĐ-TTTN-KH ngày 16/5/2012 của Trung tâm tài nguyên thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

* Phương pháp điều tra và xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống

Lựa chọn các địa phương, các điểm có diện tích sản xuất lớn và tập trung các đối tượng lúa cạn/rẫy để tiến hành điều tra, mỗi địa phương chọn 30 người cao tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các giống lúa cạn/rẫy. Cán bộ điều tra tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo các nội dung trong phiếu điều tra. Sau đó, tiến hành mời 30 người cao tuổi trực tiếp nhận diện các giống lúa cạn/rẫy thông qua quan sát hình thái cây, bông và hạt lúa ở thời kỳ thu hoạch. Dựa trên các thảo luận trực tiếp với người cao tuổi và các số liệu thu thập trực tiếp trên đồng ruộng để làm căn cứ xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của lúa cạn/rẫy theo Bảng C1, Phụ lục C (TCVN 12181:2018).

* Địa điểm, quy mô và thời gian

+  Địa điểm: Tại một trong các địa điểm thuộc các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh

+ Quy mô: Mỗi giống tiến hành thu thập 10 mẫu, sau đó tiến hành trồng 10 mẫu giống theo dạng tập đoàn tuần tự không nhắc lại với diện tích 500 m2/giống, ở 1 địa bàn có điều kiện thuận lợi, đặc thù và đại diện. Vào các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, thu thập tất cả các số liệu về đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất, tính chống chịu sâu bệnh và các tính trạng đặc biệt. Các số liệu đều được đo đếm trên 100 cá thể được coi là đúng giống nhất. Quá trình chọn 100 cá thể có tham khảo ý kiến của người cao tuổi để chọn đúng giống nhằm thu thập số liệu cơ bản xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của các giống lúa cạn/rẫy.

+ Thời gian: Từ tháng 01/2023 - 12/2023

  • Xây dựng bảng mô tả giống ngô nếp (nương rẫy).

* Xây dựng bảng mô tả giống

Bảng các tính trạng đặc trưng của giống ngô nếp được xây dựng dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-66 : 2011/BNNPTNT) về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ngô.

* Phương pháp điều tra và xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống

Lựa chọn các địa phương, các điểm có diện tích sản xuất ngô nếp (nương rẫy) lớn và tập trung để tiến hành điều tra, chọn 30 người cao tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất ngô nếp (nương rẫy). Cán bộ điều tra tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo các nội dung trong phiếu điều tra. Sau đó, tiến hành mời 20 người cao tuổi trực tiếp nhận diện giống ngô nếp (nương rẫy) thông qua quan sát hình thái cây, bắp và hạt ở thời kỳ thu hoạch. Sau đó, dựa trên các thảo luận trực tiếp với người cao tuổi và các số liệu thu thập trực tiếp trên đồng ruộng để làm căn cứ xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống ngô nếp (nương rẫy).

* Địa điểm, quy mô và thời gian

+  Địa điểm: Tại một trong các địa điểm thuộc các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh

+ Quy mô: Tiến hành thu thập và trồng 10 mẫu giống theo dạng tập đoàn tuần tự không nhắc lại ở diện tích 1.000 m2 trên 1 địa bàn có điều kiện thuận lợi, đặc thù và đại diện. Vào các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, thu thập tất cả các số liệu về đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất, tính chống chịu sâu bệnh và các tính trạng đặc biệt. Các số liệu đều được đo đếm trên 50 cá thể được coi là đúng giống nhất. Quá trình chọn 50 cá thể có tham khảo ý kiến của người cao tuổi để chọn đúng giống nhằm thu thập số liệu cơ bản xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của  giống ngô nếp (nương rẫy).

+ Xây dựng bảng mô tả giống sắn ngọt.

* Xây dựng bảng mô tả giống

Bảng các tính trạng đặc trưng của giống sắn ngọt được xây dựng dựa trên Quy chuẩn Quốc tế của khảo nghiệm DUS giống sắn.

* Phương pháp điều tra và xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống

Lựa chọn các địa phương, các điểm có diện tích sản xuất sắn ngọt lớn và tập trung để tiến hành điều tra, chọn 30 người cao tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sắn ngọt. Cán bộ điều tra tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo các nội dung trong phiếu điều tra. Sau đó, tiến hành mời 20 người cao tuổi trực tiếp nhận diện giống sắn ngọt thông qua quan sát hình thái cây, lá và củ ở thời kỳ thu hoạch. Sau đó, dựa trên các thảo luận trực tiếp với người cao tuổi và các số liệu thu thập trực tiếp trên đồng ruộng để làm căn cứ xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống sắn ngọt

* Địa điểm, quy mô và thời gian

+  Địa điểm: Tại một trong các địa điểm thuộc các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh

+ Quy mô: Tiến hành thu thập và trồng 10 mẫu giống theo dạng tập đoàn tuần tự không nhắc lại ở diện tích 2.000 m2 trên 1 địa bàn có điều kiện thuận lợi, đặc thù và đại diện. Vào các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn, thu thập tất cả các số liệu về đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất, tính chống chịu sâu bệnh và các tính trạng đặc biệt. Các số liệu đều được đo đếm trên 50 cá thể được coi là đúng giống nhất. Quá trình chọn 50 cá thể có tham khảo ý kiến của người cao tuổi để chọn đúng giống nhằm thu thập số liệu cơ bản xây dựng Bảng các tính trạng đặc trưng của giống sắn ngọt

- Thời gian: Từ tháng 01/2023 - 12/2023

  • Xây dựng chuyên đề 2: Báo cáo kết quả xây dựng bảng mô tả và thu thập các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định.

* Nội dung 2: Xây dựng mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định

- Công việc 2.1. Xây dựng mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển các giống lúa cạn/rẫy gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định: 03ha

- Công việc 2.2. Xây dựng mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển giống ngô nếp (nương rẫy) gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định: 01ha

- Công việc 2.3. Xây dựng mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển giống sắn ngọt gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định: 01ha

* Mô hình tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2024 - 12/2024 tại một trong các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như: Huyện An Lão (An Trung, An Dũng, An Hưng, An Vinh, An Quang, An Nghĩa, thị trấn An Lão); Huyện Vĩnh Thạnh (Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim); Huyện Tây Sơn (Vĩnh An); Huyện Vân Canh (Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa, thị trấn Vân Canh)

  • Diện tích mô hình: 5,0 ha (3,0 ha các giống lúa, 1,0ha giống ngô và 1,0ha giống sắn)
  • Các biện pháp áp dụng:

+ Đối với lúa cạn/rẫy: 3 ha

  • Thời vụ, mật độ và phương thức gieo trồng theo truyền thống của địa phương
  • Nền phân bón/ha: 500 kg vôi bột + 5 tấn phân hữu cơ
  • Quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM.

+ Đối với ngô nếp (nương rẫy): 1 ha

  • Thời vụ trồng theo khung của địa phương
  • Mật độ và phương thức gieo trồng: Áp dụng theo địa phương
  • Nền phân bón/ha: 10 tấn phân hữu cơ + 500 kg vôi bột.
  • Quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM.

+ Đối với sắn ngọt: 1 ha

  • Thời vụ trồng theo khung của địa phương
  • Mật độ và phương thức gieo trồng: Áp dụng theo địa phương
  • Nền phân bón/ha: 5 tấn phân hữu cơ + 500 kg vôi bột.
  • Quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM.

- Công việc 2.4. Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định.

* Tập huấn cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người:

+ Số lượng: 03 lớp x 30 người/lớp (90 người)

+ Thời gian: Từ tháng 3-4/2024

+ Đối tượng: Phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người.

+ Địa điểm: Tại một trong các địa phương tập trung xây dựng mô hình như An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh

+ Nội dung: Giới thiệu đặc điểm đặc trưng, giá trị kinh tế, xã hội, phương pháp nhân giống, bảo tồn và phát triể

* Hội thảo khoa học

- Số lượng: 01 hội thảo (20 người)

- Thời gian: Từ tháng 9-10/2024

- Đối tượng: Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục TT-BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Liên Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội Nông dân tỉnh, Đại học Quy Nhơn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ NN, chính quyền một số xã và đại diện người dân tham gia mô hình.

- Địa điểm: Tại TP. Quy Nhơn.

- Nội dung: Giới thiệu các kết quả đạt được của đề tài, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường,… để các đại biểu tham dự hội thảo tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến nhằm giúp cơ quan chủ trì hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài, các phương pháp, bảo tồn và quy trình kỹ thuật nhân giống, canh tác các đối tượng cây trồng lúa cạn/rẫy; giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt, quy trình canh tác của các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt bản địa.

6. Thời gian thực hiện: 30 tháng, Từ tháng 8/2022 đến tháng 02/2025

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 644.993.000  đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  644.993.000  đồng

+ Kinh phí khoán:                      337.203.000  đồng

+ Kinh phí không khoán:           307.790.000 đồng

Tin cùng chuyên mục