Kết quả NC chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dừa ở các tỉnh MT.

admin03/05/2018 10:26 PM

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn giống và biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dừa ở các tỉnh miền trung.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phan Thanh Hải

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:Nguyễn Tấn Hưng, Trần Đình Nam, Bành Quốc Thịnh, Lê Thị Thanh Thủy(Viện KHKT NN BTB), Nguyễn Chúc Quỳnh(Viện BVTV)

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

- Xác định được giống và biện pháp canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trồng dừa ở các tỉnh miền Trung.

Mục tiêu cụ thể

Xác định được 4-5 cây đầu dòng cho mỗi loại (dừa nước, dừa lấy dầu), sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt từ 70-80 quả/cây/năm, khối lượng quả 1,3-1,6 kg, lượng nước/quả 220-280 ml, độ Brix 6-8% (dừa uống nước) và 56-60 quả/cây/năm, khối lượng cơm dừa tươi 370-400 g/quả, tỷ lệ dầu ≥62% (Dừa lấy dầu)

Xây dựng được qui trình canh tác dừa tổng hợp cho các tỉnh miền Trung (dừa nước cho vùng Bắc Trung bộ, dừa lấy dầu cho vùng Nam Trung bộ).

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện.

5.1 Điều tra hiện trạng trồng dừa tại các tỉnh miền Trung.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa

+ Qui mô: 20 hộ/xã x 3 xã/huyện x  2 huyện/tỉnh x 3 tỉnh  (360 phiếu)

+ Nội dung: Cơ cấu giống, năng suất, sản lượng, sâu, bệnh hại, đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác...

+ Thời gian thực hiện: năm 2012.

5.2. Nghiên cứu tuyển chọn giống dừa cho các tỉnh miền Trung.

- Hoạt động 1. Điều tra bình tuyển cây đầu dòng

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa

+ Số lượng cần đạt: 5 cây đầu dòng/giống

+ Thời gian thực hiện: 2012-2013

- Hoạt động 2. Khảo nghiệm một số giống dừa triển vọng trên vùng đất cát ven biển và đất xám bạc màu.

+ Địa điểm:  Bình Định, Phú Yên và Thanh Hóa.

+ Qui mô: 3,4 ha (5 giống dừa uống nước và 5 giống dừa lấy dầu)

+ Thời gian thực hiện: 2013-2016.

- Hoạt động 3: Theo dõi sinh trưởng, phát triển các giống dừa được trồng năm 2003.

+ Địa điểm: Hoài Nhơn- Bình Định.

+ Qui mô: 1,5 ha  (5 giống dừa uống nước, 4 giống dừa lấy dầu)

+ Thời gian thực hiện: 2013-2016.

5.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác dừa

- Hoạt động 1: Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất, chất lượng vườn dừa giai đoạn kinh doanh trên vùng đất cát ven biển và đất xám bạc màu.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa.

+ Qui mô: 1,35 ha.

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016.

+ Công thức thí nghiệm:

- 6 CT x 5 cây/CT x 3 lặp x 2 tỉnh x 2 loại đất = 360 cây (BĐịnh và Phú Yên)

- 6 CT x 5 cây/CT x 3 lặp x 1 tỉnh x 1 loại đất =   90 cây (Thanh Hóa)

CT1 (ĐC) 1,0 kg uê + 1,5 kg super Lân + 0,8 kg KCl (khuyến cáo)

CT2 (ĐC) (Bón phân theo dân)

CT3: 0,8 kg uê + 1,5 kg super Lân + 0,8 kg KCl

CT4: 1,2 kg uê + 1,5 kg super Lân + 0,8 kg KCl

CT5: 1,0 kg uê + 1,5 kg super Lân + 0,6 kg KCl

CT6: 1,0 kg uê + 1,5 kg super Lân + 1,0 kg KCl

- Hoạt động 2: Ảnh hưởng của một số chất vi lượng, điều hòa sinh trưởng đến khả năng đậu quả của dừa trên vùng đất cát ven biển và đất xám bạc màu.

Sử dụng một số vi lượng, điều hòa sinh trưởng: Flower 95, Kina 01, Grow more, Super Bo... tác động vào giai đoạn dừa ra hoa, đậu quả non.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa

+ Qui mô: 1,9 ha.

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016.

+ Công thức thí nghiệm:

+ 5 CT x 5 cây/CT x 3 lặp x 2 tỉnh x 2 loại đất = 300 cây (BĐịnh và Phú Yên)

+ 5 CT x 5 cây/CT x 3 lặp x 1 tỉnh x 1 loại đất =    75 cây (Thanh Hóa)

(5 CT x 5 cây/CT x 3 lặp/điểm x 3 tỉnh x 2 loại đất = 450 cây).

CT1: (phun nước lã)

CT2: Flower 95

CT3: Kina 01

CT4: Grow more.

CT5: Super Bo

- Hoạt động 3: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến sinh trưởng, năng suất của vườn dừa trên vùng đất cát ven biển và đất xám bạc màu.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên.

+ Qui mô: 2,4 ha.

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016.

(Bao gồm một số cây trồng xen: Ca cao, sắn, dứa, cỏ voi, chuối...)

+ Công thức thí nghiệm:

CT1: Dừa + Ca cao

CT2: Dừa + Cỏ voi

CT3: Dừa + sắn (Chuối, dứa, dong riềng, gừng...)

- Hoạt động 4: Nghiên cứu phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính trên cây dừa (bọ dừa, kiến vương, thối ngọn...) bằng biện pháp sinh học.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa.

+ Qui mô: 1,13 ha. 

+ Thời gian thực hiện: 2013-2015.

+ Công thức thí nghiệm:

CT1:  (theo nông dân)

CT2: ĐC (phun nước lã)

CT3: Nấm Metarhizium anisopliae

CT4: Nấm Beauveria bassiana

CT5: Nấm Metarhizium anisopliae + Beauveria bassiana

CT6: Nấm Trichoderma

5.4. Xây dựng mô hình thử nghiệm về giống và biện pháp thâm canh.

+ Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa

+ Qui mô: 5 ha (giống 2,5 ha, biện pháp thâm canh 2,5 ha)

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016

6. Thời gian thực hiện: 54 tháng, từ tháng 6/2012 đến  tháng 12/2016

7. Phương thức khoán chi:Khoán từng phần

8. Tổng số kinh phí thực hiện:2.500.000.000 đồng;  Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 2.500.000.000 0đồng

9. Sản phẩm nhiệm vụ:

- 4 Cây dừa lấy dầu đầu dòng

- 4 Cây dừa lấy dầu đầu dòng

- 2 quy trình :

+ 1 quy trình cho dừa nước cho vùng Bắc Trung bộ,

+ 1 quy trình cho dừa lấy dầu cho vùng Nam Trung bộ

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thí nghiệm về vi lượng ở Bình Định

Thí nghiệm về vi lượng ở Thanh Hóa

Xen hồ tiêu

Xen cỏ voi

Xen lạc

Xen chuối

Tin cùng chuyên mục