Kết quả Ứng dụng biện pháp tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn dừa tại tỉnh Phú Yên

admin03/05/2018 11:56 PM

1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn dừa tại tỉnh Phú Yên

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phan Thanh Hải

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:Nguyễn Tấn Hưng, Trần Đình Nam, Bành Quốc Thịnh, Hà Văn Tứ, Nguyễn Viết Minh.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu tổng thể:

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của cây dừa tại tỉnh Phú Yên.

- Áp dụng biện pháp canh tác hợp lý để phát triển bền vững các vườn dừa tỉnh Phú Yên.

* Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mô hình thuần 1ha (0,5 ha dừa lấy dầu, 0,5 ha dừa uống nước) có năng suất ≥60 quả/cây/năm (dừa lấy dầu) và ≥90 quả/cây/năm (dừa lấy nước), có sử dụng các biện pháp kỹ thuật

- Xây dựng mô hình trồng xen (cở, bưởi, chanh) 1,2 ha có sử dụng các biện pháp kỹ thuật

+ Năng suất dừa đạt 60 quả/cây/năm( dừa lấy dầu), 90 quả/cây/năm( dừa uống nước)

+ Năng suất cỏ đạt 120 tấn/ha.

+ Năng suất bưởi đạt  10 tấn/ha/năm trong giai đoạn kinh doanh( 5 năm sau trồng).

+ Năng suất chanh đạt 20 tấn/ha/năm trong giai đoạn kinh doanh(5 năm sau trồng)

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện.

Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất dừa.

Nội dung điều tra gồm: giống trồng, năng suất, sản lượng, sâu, bệnh hại, đất trồng, mật độ, tập quán canh tác... Kết quả điều tra được ghi vào phiếu, do cán bộ có kỹ thuật phối hợp với hộ được khảo sát thực hiện. Từ kết quả điều tra nắm được ưu, khuyết điểm trong tập quán sản xuất, canh tác dừa, từ đó có những khuyến cáo phù hợp.

+ Địa điểm: Thị xã  Sông Cầu.

+ Qui mô: 120 phiếu (40 hộ/xã x 3 xã)

+ Thời gian thực hiện: năm 2013.

Nội dung 2. Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp.

Công việc 1: Xây dựng mô hình trồng thuần có áp dụng các biện pháp kỹ thuật

+ Qui mô: 1 ha (dừa lấy dầu và dừa lấy nước) tương đương 200 cây với khoảng cách 7m x 7m

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016

+ Địa điểm: một trong các xã  Xuân Bình, Xuân Lộc, Xuân Thọ - Sông Cầu - Phú Yên.

Sử dụng mức phân bón: 1,0 kg urê + 1,5 kg super Lân + 0,8 kg KCl, các chất vi lượng như: DEKAMON 22.43L( Sodium-Para-Nitrophenolate(10,35)+Sodium-Ortho-Nitrophenolate(6,90) Sodium-5-Nitrogualacolate(3,45)+Sodium-2,4

Dinitrophenolate(1,73)).Yogen 2 (Đạm (N): 31,7%Lân (P2O5): 10,6%Kali (K2O): 10,6%Trung - vi lượng: 2760ppm). Supe Bo (bo 180g/lít), các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: Phun thuốc, tim chích ( có thể sử dụng bọ cánh cứng) để tiến hành trên mô hình.

Công việc 2: Xây dựng mô hình trồng xen (Cỏ, bưởi, chanh) có sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

+ Địa điểm: một trong các xã Xuân Bình, Xuân Lộc, Xuân Thọ - Sông Cầu - Phú Yên.

+ Thời gian thực hiện: 2014-2016

+ Quy mô: 1,2 ha tương đương 240 cây:

Dừa + cỏ (0,4 ha diện tích cỏ trồng xen la 0,1 ha)

Dừa + Bưởi (0,4 ha. Số lượng cây bưởi trồng xen là 100 cây/0,4 ha)

Dừa + Chanh (0,4 ha. Số lượng cây chanh trồng xen là 125 cây/0,4 ha)

Các loài cây trồng xen được bố trí giữa các hàng dừa và cách gốc dừa 2 - 2,5 m, nhằm hạn chế gẫy cành nhánh của cây trồng xen khi tàu lá, quả dừa rụng. Sử dụng mức phân bón: 1,0 kg urê + 1,5 kg super Lân + 0,8 kg KCl, các chất vi lượng như Dekamon, Yogen, Supe Bo, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như : Phun thuốc , tim chích để tiến hành trên mô hình.

Nội dung 3: Hội nghị đầu bờ và tập huấn kỹ thuật.

Công việc 1: Tập huấn kỹ thuật cho nông dân

02 lớp/năm x 50 người/lớp x 2 năm (2014-2015) = 200 người

+ Địa điểm: Thị xã Sông cầu - Phú Yên.

+ Thời gian thực hiện: tháng 3/2014 và 8/2015.

+ Nội dung: Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh dừa đạt năng suất, hiệu quả cao (kỹ thuật bón phân cân đối, kỹ thuật sử dụng phân vi lượng, điều hòa sinh trưởng, Biệp pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.

Công việc 2: Hội nghị đầu bờ

01 Hội nghị/năm x 50 người/Hội nghị x 2 năm (2015 - 2016) = 100 người

+ Địa điểm: Thị xã Sông cầu - Phú Yên.

+ Thời gian thực hiện: tháng 6-10 năm 2015 và 8/2016

+ Nội dung: Giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài, tham quan địa điểm thí nghiệm và mô hình trình diễn

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ tháng 12/2013 đến  tháng 12/2016

7. Phương thức khoán chi:Khoán từng phần

8. Tổng số kinh phí thực hiện:533 960 000 đồng;  Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 420 000 000 đồng

9. Sản phẩm nhiệm vụ:

- 1 ha mô hình trồng thuần ( 0,5 ha dừa uống nước + 0,5 ha dừa lấy dầu)

- 1,2 ha mô hình trồng thuần ( 0,4 ha dừa xen cỏ + 0,4 ha dừa xen chanh + 0,4 ha dừa xen bưởi)

- 1 bài báo

- Báo cáo tổng kết

Tin cùng chuyên mục