In trang: 


Sản xuất thử nghiệm giống lạc LDH.09 tại vùng ven biển Nam Trung bộ

Đăng ngày:4/5/2019 3:15:02 PM bởi admin

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Vũ Bảo Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Bùi Ngọc Thao, Hồ Huy Cường, Mạc Khánh Trang, Trương Thị Thuận, Phan Trần Việt, Đường Minh Mạnh, Nguyến Đức Thọ, Trần Văn Mạnh và Lê Xuân Liêm.

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2019

1. Tên nhiệm vụ: Sản xuất thử nghiệm giống lạc LDH.09 tại vùng ven biển Nam Trung bộ

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Vũ Bảo

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Bùi Ngọc Thao, Hồ Huy Cường, Mạc Khánh Trang, Trương Thị Thuận, Phan Trần Việt, Đường Minh Mạnh, Nguyến Đức Thọ, Trần Văn Mạnh và Lê Xuân Liêm.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

Hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt giống, quy trình kỹ thuật thâm canh và mở rộng sản xuất giống lạc LDH.09 tại vùng đất ven biển Nam Trung bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giống lạc LDH.09 phục vụ phát triển sản xuất.

Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt giống lạc LDH.09, chất lượng hạt giống đảm bảo QCVN 01-48:2011; Hoàn thiện được quy trình thâm canh giống lạc LDH.09 trên vùng đất ven biển Nam Trung bộ năng suất đạt ≥3 tấn/ha/vụ, hiệu quả kinh tế cao. Quy trình được Hội đồng KHCN cấp cơ sở thông qua.

- Sản xuất thử nghiệm:

+ Sản xuất hạt giống LDH.09: 1 ha giống cấp siêu nguyên chủng, 4 ha giống cấp nguyên chủng và 40 ha giống cấp xác nhận, hạt giống đảm bảo yêu cầu tại QCVN 01-48:2011.

+ Sản xuất thương phẩm giống lạc mới LDH.09 với quy mô 10 ha trên vùng đất ven biển Nam Trung bộ, năng suất ≥ 3 tấn/ha/vụ, hiệu quả kinh tế cao.

- Giống lạc LDH.09 được công nhận chính thức.

- Tập huấn cho 250 cán bộ kỹ thuật và nông dân thành thạo kỹ thuật nhân giống, thâm canh giống lạc LDH.09.

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình công nghệ

Thử nghiệm 1: Xác định liều lượng và giai đoạn phun chế phẩm điều hòa sinh trưởng Bidamin (Paclobutazol) thích hợp nhất cho năng suất cao và chất lượng hạt giống tốt

Ø Địa điểm thực hiện: Trên đất ven biển tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

Ø Thời gian tiến hành: Vụ Đông xuân và Hè thu.

Ø Quy mô thí nghiệm: 6.000 m2 (10 CT x 3 lặp x 25m2/lặp x 2 điểm x 4 vụ).

Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), lặp lại 3 lần, diện tích ô cơ sở là 25 m2. Phân bón sử dụng cho thí nghiệm trên 1,0 ha: 5 tấn phân chuồng, 30 Kg N,  90 kg P2O5, 90 kg K2O và 500 kg vôi bột (Nền)

+ Thời gian phun: T1 = Sau khi ra hoa rộ 15 ngày; T2 = Sau khi ra hoa rộ = 25 ngày; T3 = Sau khi ra hoa rộ 35 ngày.

+ Liều lượng phun: L1 = Phun nước lã; L2 = 300 ppm; L3 = 450ppm; L4 = 600 ppm;

+ Các công thức thí nghiệm: Nền + L1 (đối chứng), Nền + T1L2, Nền + T1L3, Nền + T1L4, Nền + T2L2, Nền + T2L3, Nền + T2L4, Nền + T3L2, Nền + T3L3, Nền + T3L4.

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

Thử nghiệm 2: Xác định liều lượng phân lân và phân đạm thích hợp nhất thâm canh giống lạc LDH.09

Ø Địa điểm thực hiện: Trên đất ven biển tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

Ø Thời gian tiến hành: Vụ Đông xuân và Hè thu.

Ø Quy mô thí nghiệm: 7.200 m2 (12 CT x 3 lặp x 25m2/lặp x 2 điểm x 4 vụ).

Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ô lớn ô nhỏ (Split plot) với 3 lần nhắc lại, ô cơ sở từ 25 m2. Phân bón sử dụng cho thí nghiệm trên 1,0 ha: 5 tấn phân chuồng, 90 kg K2O và 500 kg vôi bột (Nền).

+ Liều lượng phân lân: P1=70P2O5, P2=90P2O5, P3=110P2O5, P4=130P2O5

+ Liều lượng phân đạm: N1=30N, N2=45N, N2=60N

+ Các công thức thí nghiệm: Nền + P1N1, Nền + P1N2, Nền + P1N3, Nền + P2N1, Nền + P2N2, Nền + P2N3, Nền + P3N1, Nền + P3N2, Nền + P3N3, Nền + P4N1, Nền + P3N2, Nền + P3N3.

+ Công thức đối chứng là Nền + P2N1.

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

Thử nghiệm 3: Tối ưu hóa quản lý tưới nước cho cây lạc về lượng nước tưới cho từng thời kỳ và thời điểm cần tưới

Ø Địa điểm thực hiện: Trên đất ven biển tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

Ø Thời gian tiến hành: Vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Ø Quy mô thí nghiệm: 1.800 m2 (3 CT x 3 lặp x 25m2/lặp x 2 điểm x 4 vụ).

Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), ô cơ sở 25 m2 và 3 lần lặp lại với 3 công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: Lượng nước mỗi lần tưới và thời điểm tưới theo truyền thống địa phương (đối chứng)

+ Công thức 2: Lượng nước mỗi lần tưới và thời điểm tưới theo Quy trình của Tổng cục Thủy lợi

+ Công thức 3: Lượng nước mỗi lần tưới và thời điểm tưới theo lịch trình tưới mini-pan

(3 công thức đều dùng hệ thống tưới phun mưa theo thiết kế của Tổng Cục Thủy lợi)

Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-57:2011/BNNPTNT.

*. Nội dung 2: Sản xuất thử

2.1. Nhân sản xuất hạt giống lạc LDH.09 các cấp

Địa điểm thực hiện: Đối với nội dung nhân sản xuất hạt giống lạc LDH.09 siêu nguyên chủng và nguyên chủng được thực hiện tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ; nội dung sản xuất hạt giống lạc LDH.09 cấp xác nhận được thực hiện trên đất ven biển tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

- Quy mô và nội dung thực hiện:

+ Nhân sản xuất hạt giống lạc LDH.09 siêu nguyên chủng: 1,0 ha.

+ Nhân sản xuất hạt giống lạc LDH.09 nguyên chủng: 4,0 ha.

+ Nhân sản xuất hạt giống lạc LDH.09 xác nhận: 40,0ha.

- Kỹ thuật sử dụng: Hạt giống lạc LDH.09 các cấp được sản xuất dựa trên công nghệ sản xuất hạt giống lạc siêu nguyên chủng, hạt giống lạc nguyên chủng và hạt giống lạc cấp xác nhận như đã trình bày ở mục 15.1 của thuyết minh dự án (Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công để triển khai trong Dự án).

Tương đương 1,0 tấn hạt SNC, 8,8 tấn hạt NC và 100,0 tấn hạt giống cấp xác nhận đảm bảo tiêu chuẩn tại QCVN 01-48:2011/BNNPTNT.

2.2. Sản xuất thương phẩm giống lạc LDH.09

Sản xuất thương phẩm giống lạc mới LDH.09 trên vùng đất ven biển Nam Trung bộ

+ Địa điểm thực hiện: Trên đất ven biển tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

+ Quy mô thực hiện: 10 ha (5 ha/tỉnh/năm x 2 tỉnh)

+ Kỹ thuật canh tác: Sử dụng quy trình canh tác hợp lý giống lạc LDH.09 được hoàn thiện từ kết quả của nội dung 1. 

*. Nội dung 3. Đào tạo, tập huấn

Tập huấn cho các nông hộ vùng dự án.

+ Nội dung đào tạo tập huấn: Quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống và thâm canh giống lạc mới LDH.09 (quy trình được hoàn thiện từ kết quả dự án SXT)

+ Địa điểm thực hiện: Tại Bình Định và Quảng Nam.

+ Số lượng: 250 lượt người.

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ 01/2019 đến 12/2021

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 3.000.000.000 đồng

- Kinh phí từ NSNN: 1.500.000.000 đồng

+ Kinh phí khoán: 1.067.890.000 đồng

+ Kinh phí không giao khoán: 432.110.000 đồng

- Kinh phí từ nguồn khác: 1.500.000.000 đồng

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: