Nghiên cứu chọn, tạo giống lúa ngắn ngày cho vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
1. Tên nhiệm vụ:Nghiên cứu chọn, tạo giống lúa ngắn ngày cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ:Hồ Sĩ Công
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Hồ Huy Cường, Nguyễn Hòa Hân, Hồ Lệ Quyên, Phạm Văn Nhân, Tạ Thị Huy Phú, Trần Thị Mai, Đinh Thị Huyền, Trần Thị Nga, Nguyễn Trần Thủy Tiên.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Chọn tạo được giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại chính, phù hợp cho các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Mục tiêu cụ thể:
- Chọn tạo được 01 giống lúa mới và xác định được 02 - 03 giống triển vọng thích hợp với vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, TGST ≤ 105 ngày (vụ Đông Xuân) và ≤ 95 ngày (vụ Hè Thu); năng suất vụ Đông Xuân ≥ 7,0 tấn/ha, vụ Hè Thu ≥ 6,5 tấn/ha đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ≥ 7,5 tấn/ha vụ Đông Xuân, ≥ 7,0 tấn/ha vụ Hè Thu ở Tây Nguyên; chất lượng gạo tốt; gạo trong không bạc bụng; hàm lượng amylose ≤ 22%; nhiễm nhẹ rầy nâu, đạo ôn (điểm ≤ 5); chống đổ tốt (điểm 1-3).
- Xây dựng được quy trình canh tác cho giống lúa mới chọn tạo phù hợp với điều kiện canh tác tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, năng suất đạt ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và ≥ 7,5 tấn/ha ở vùng Tây Nguyên.
- Xây dựng được 08 điểm thử nghiệm giống và quy trình canh tác mới đối với giống lúa mới chọn tạo, năng suất đạt ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ≥ 7,5 tấn/ha ở vùng Tây Nguyên, hiệu quả kinh tế ≥ 10% so với sản xuất đại trà.
5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
* Nội dung 1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu
- Hoạt động 1.1: Đánh giá tập đoàn công tác
- Hoạt động 1.2: Lai hữu tính
* Nội dung 2: Chọn lọc và đánh giá
- Hoạt động 2.1: Chọn lọc dòng ưu tú.
- Hoạt động 2.2: So sánh sơ bộ các giống/dòng thuần.
- Hoạt động 2.3: So sánh chính quy các giống triển vọng.
- Hoạt động 2.4: Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn trong điều kiện nhà lưới
- Hoạt động 2.5: Đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo.
* Nội dung 3: Khảo nghiệm các giống triển vọng
- Hoạt động 3.1: Khảo nghiệm giá trị canh tác VCU
- Hoạt động 3.2: Khảo nghiệm tính khác biệt DUS
* Nội dung 4: Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống lúa mới chọn tạo
* Nội dung 5: Xây dựng điểm thử nghiệm trình diễn giống lúa mới chọn tạo
- Hoạt động 5.1: Xây dựng điểm thử nghiệm.
- Hoạt động 5.2: Hội nghị đầu bờ.
6. Thời gian thực hiện: 60 tháng, từ 01/2019 đến 12/2023
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 4.859.540.000 đồng
- Kinh phí từ NSNN: 4.700.000.000 đồng
+ Kinh phí khoán: 4.556.000.000 đồng
+ Kinh phí không giao khoán: 144.000.000 đồng
- Kinh phí từ nguồn khác: 159.540.000 đồng